Vụ bạo hành con riêng dã man: Cha dượng có thể bị xử lý thế nào?

Trang Anh |

Theo lời khai của Thắng thì thấy con riêng cầm điện thoại của mình chạy ngoài đường chơi nên đã lấy lại và đánh đập cháu bé.

Ngày 13/3, Công an thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước đang tạm giữ Lê Đức Thắng (42 tuổi, ngụ phường Tân Thiện, thành phố Đồng Xoài) để điều tra làm rõ các hành vi bạo hành, giẫm đạp cháu L.T.A (9 tuổi) là con riêng của vợ, xảy ra trên địa bàn P.Tân Thiện.

Cũng trong ngày, Cơ quan CSĐT đã đưa cháu đi trưng cầu giám định thương tích. Lê Đức Thắng được cơ quan công an cho thử nhanh ma túy, kết quả âm tính.

Chia sẻ về vấn đề bạo hành nói chung và vụ việc này nói riêng, Luật sư Nguyễn Anh Thơm, đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết những năm gần đây, tình trạng bạo hành trẻ em ngày một gia tăng về cả số lượng lẫn mức độ gây bức xúc trong dư luận xã hội. Nhiều vụ án bạo hành trẻ em dẫn đến những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, khi tước đi tính mạng các cháu. Nếu may mắn không bị tử vong thì các cháu bị ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển thể chất và tinh thần sau này.

Trẻ em thuộc nhóm yếu thế trong xã hội, rất cần sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục. Luật sư cho biết, những năm qua, Nhà nước luôn dành cho trẻ em các quy định pháp luật, chính sách quan tâm đặc biệt nhưng tình trạng xâm hại quyền trẻ em vẫn đang có xu hướng gia tăng, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Vụ bạo hành con riêng dã man: Cha dượng có thể bị xử lý thế nào?- Ảnh 1.

Thắng đá cháu bé nhiều lần - Ảnh cắt từ clip

Vụ việc cháu A. bị đối tượng Lê Đức Thắng bạo hành dã man, tàn ác đã được Công an nhanh chóng điều tra làm rõ đã thể hiện sự quyết liệt xử lý hành vi bạo hành trẻ em, góp phần mang lại niềm tin của người dân vào sự nghiêm minh của pháp luật.

Luật sư Thơm nhận định, xét hành vi phạm tội của đối tượng đối xử tàn ác, sử dụng vũ lực đánh cháu bé là người lệ thuộc trong thời dài, đỉnh điểm là ngày 8/3 đã cấu thành tội Tội hành hạ người khác. Tội danh và hình phạt được quy định tại điểm a, Khoản 2 Điều 140 Bộ luật hình sự.

Ngoài ra, nếu kết quả giám định thương tích đối tượng gây ra cho cháu bé có tỷ lệ % thì đối tượng còn phải chịu trách nhiệm về tội Cố ý gây thương tích tương ứng định khung theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự.

Theo luật sư, việc xử lý nghiêm minh trước pháp luật các vụ án bạo hành trẻ em là một trong các biện pháp hữu hiệu không chỉ nhằm trừng trị các đối tượng phạm tội mà còn để răn đe, phòng chống tội phạm bạo lực trẻ em.

Người mẹ không muốn đẩy sự việc đi xa như thế?

Theo thông tin trên Pháp luật Việt Nam, Lê Đức Thắng khai tại cơ quan công an, do cháu bé thường xuyên lén lấy điện thoại nghịch ngợm nên đối tượng đã không giữ được bình tĩnh và ra tay đánh đập cháu bé.

Vào khoảng 18 giờ ngày 8/3, sau khi nhậu cùng bạn bè, Thắng thấy cháu A. cầm điện thoại của mình chạy ngoài đường chơi nên đã lấy lại và đánh đập cháu bé.

Sau khi sự việc xảy ra, bé A. được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước chẩn đoán bé A. bị đa chấn thương phần mềm. Bé ra viện trưa 11/3.

Điều đặc biệt đây không phải lần đầu mà trước đó, Thắng cũng từng đánh, bạt tai cháu A. nhưng được chị Đ.T.H. phát hiện và can ngăn. Chia sẻ trên báo Thanh Niên, cháu A. cho biết cháu bị cha dượng đánh nhiều lần. Cha dượng cũng đe dọa không cho A. nói với mẹ việc mình bị đánh.

Vụ bạo hành con riêng dã man: Cha dượng có thể bị xử lý thế nào?- Ảnh 2.

Đối tượng Lê Đức Thắng tại cơ quan Công an. (Ảnh: Bộ Công an)

Được biết, Thắng và chị Đ.T.H. sống với như vợ chồng từ năm 2018 cho đến nay, không đăng ký kết hôn, có với nhau hai con chung (riêng bé A. là con riêng của chị H.). Thời gian sống chung, cháu A. thường hay nghịch điện thoại nên bị Thắng la mắng, đánh đập.

Trong khi đó, chị H. cũng cho biết, trước đó, thấy con bị đánh nên chị đã lắp camera trong nhà. Khi biết con bị bạo hành, ngày 8/3 vừa qua, chị cùng con dọn ra khỏi nhà, đưa A. đến bệnh viện ngay sau đó. Chị H. cho biết mình không đăng clip lên mạng và cũng không muốn sự việc xảy ra đi quá xa như vậy. Trong gia đình cũng ghét hành vi bạo hành và từ trước tới nay, cả bên nội bên ngoại chưa xảy ra hành vi này. Khi cháu nằm điều trị, ông Thắng cũng có lên viện thăm cháu A.

Theo thông tin trên báo Lao Động, việc video xuất hiện trên mạng xã hội không phải cho chị H. đăng lên mà là người trong gia đình đưa cho người thân xem, để anh chị em khuyên bảo ông Thắng đừng có hành động như vậy nữa với cháu bé. Tuy nhiên, đến sáng ngày 12/03, gia đình mẹ cháu bé mới đăng tải clip lên mạng xã hội.

Khi đoạn video xuất hiện trên mạng đã được chia sẻ nhanh chóng và khiến dư luận phẫn nộ về hành vi của người đàn ông và đề nghị công an vào cuộc điều tra làm rõ. Công an sau đó đã vào cuộc ra quyết định tạm giữ hình sự đối với đối tượng Lê Đức Thắng.

Điều 140. Tội hành hạ người khác

1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên[49];

c) Đối với 02 người trở lên.

(Tổng hợp)

Trương Mỹ Lan khóc phủ nhận cáo buộc thâu tóm 91% cổ phần SCB, nói 'cơ quan điều tra hiểu nhầm'Trương Mỹ Lan khóc phủ nhận cáo buộc thâu tóm 91% cổ phần SCB, nói "cơ quan điều tra hiểu nhầm"

Bị cáo Trương Mỹ Lan bị cáo buộc cùng lúc 3 tội danh “Tham ô tài sản”, “Đưa hối lộ”, “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.



Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại