Nghiên cứu kéo dài 40 năm cho thấy: Trẻ lớn lên thành công có 1 đặc điểm giống nhau, gói gọn trong 5 chữ cực đơn giản

Hiểu Đan |

Những đứa trẻ này có thu nhập hàng tháng, tỷ lệ sở hữu nhà và mức độ hạnh phúc khi trưởng thành cao hơn.

Là cha mẹ, hẳn ai cũng mong tìm ra bí quyết, phương pháp có thể giúp trẻ có cuộc sống tươi đẹp và thành công sau này. Liên quan đến vấn đề này, James Joseph Heckman, Giáo sư tại Đại học Chicago đã dành 40 năm nghiên cứu và nhận thấy rằng:

Những người thành thạo các kỹ năng phi nhận thức ngay từ khi còn nhỏ có thu nhập hàng tháng, tỷ lệ sở hữu nhà và mức độ hạnh phúc khi trưởng thành cao hơn. Nói cách khác, những đứa trẻ có triển vọng hơn khi lớn lên thường có khả năng phi nhận thức rất mạnh khi còn nhỏ.

Nghiên cứu kéo dài 40 năm cho thấy: Trẻ lớn lên thành công có 1 đặc điểm giống nhau, gói gọn trong 5 chữ cực đơn giản- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

01. Khả năng phi nhận thức là gì?

Trong quá trình nuôi dạy con cái, nhiều bậc cha mẹ trong chúng ta có thể đã quen với việc sử dụng các tiêu chuẩn "khả năng nhận thức" như điểm kiểm tra, chỉ số IQ, trình độ học vấn để đánh giá một đứa trẻ xuất sắc hay bình thường.

Nhưng trên thực tế, xét từ nhiều kết quả nghiên cứu, không phải khả năng nhận thức mà chính khả năng phi nhận thức mới quyết định cuối cùng đến sự phát triển trong tương lai của trẻ.

Về những khả năng phi nhận thức, trong lĩnh vực tâm lý học, người ta có xu hướng sử dụng các thuật ngữ đơn giản hơn như "tính cách" hay "đặc điểm tính cách". Cụ thể, người ta có thể đề cập đến khả năng tập trung, khả năng tự chủ, sức bền, sự đồng cảm, động lực học tập của trẻ... vân vân.

Hiện nay, năng lực phi nhận thức đã thu hút được sự quan tâm rộng rãi của nhiều bậc phụ huynh và giới giáo dục Châu Âu, Mỹ, Singapore, Nhật Bản rất coi trọng việc trau dồi "quyền lực mềm" này.

Nhiều đứa trẻ từ nhỏ đã đạt điểm thi rất cao nhưng sau khi bước vào xã hội lại liên tục gặp trở ngại và khó có được chỗ đứng. Đây là biểu hiện điển hình của việc thiếu năng lực phi nhận thức.

02. Thời điểm vàng để nuôi dưỡng "khả năng phi nhận thức" của trẻ là khi nào?

Dân gian Á Đông xưa nay thường lưu truyền câu ngạn ngữ "Ba tuổi thấy nhỏ, bảy tuổi thấy già", hay còn nói: "nhìn trẻ ba tuổi thấy cụ tuổi 80". Thành ngữ này có nghĩa là nhìn một đứa trẻ có thể thấy được tương lai của bé. Tại thời điểm này, không có điểm số hay trình độ học vấn nào làm tiêu chí để đánh giá mà việc có thể nhìn thấu tương lai của một đứa trẻ phụ thuộc vào "khả năng phi nhận thức".

Theo nghiên cứu tâm lý, giai đoạn trước 7 tuổi là giai đoạn quan trọng trong việc hình thành nhân cách của trẻ. Giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi còn được gọi là "giai đoạn xi măng âm", rất dễ uốn nắn. Đánh giá từ kết quả nghiên cứu tâm lý, 85%-90% tính cách, lý tưởng và lối sống của trẻ cũng sẽ được hình thành trong giai đoạn này.

Không những vậy, Giáo sư Casby đến từ Viện Tâm thần học ở London, Anh, từng thực hiện khảo sát tiếp theo trên 1.000 trẻ em địa phương trước 7 tuổi nhằm xác minh thêm rằng giai đoạn này này quan trọng như thế nào đối với sự phát triển của trẻ. Kết quả cho thấy lời nói và hành động của những đứa trẻ này trước 7 tuổi đã dự đoán chính xác tính cách, đặc điểm nhân cách, tiềm năng tài năng của chúng khi trưởng thành.

03. Là cha mẹ, bạn nên trau dồi "khả năng phi nhận thức" của con mình như thế nào?

Khi nói đến những khả năng phi nhận thức, bạn có thể nghĩ rằng chúng rất trừu tượng. Ngay cả khi muốn nuôi dưỡng khả năng này ở con mình, bạn vẫn cảm thấy rằng mình không có cách nào để bắt đầu. Trên thực tế, bạn có thể sử dụng hiệu ứng hình mẫu để tác động đến con bạn một cách tinh tế.

Chúng ta đều biết rằng cha mẹ là những người thầy tốt nhất của con cái, lời nói và hành động của họ đóng vai trò quyết định trong việc hình thành tính cách và các khả năng phi nhận thức khác nhau của trẻ. Vì vậy, trước khi trẻ 7 tuổi, cha mẹ nên vận dụng tốt tác dụng làm gương để trẻ học được hàng loạt khả năng phi nhận thức từ cha mẹ.

Ví dụ, nếu cha mẹ đặt điện thoại di động xuống khi về nhà và đọc sách một cách nghiêm túc trong hai giờ, con cái sẽ học hỏi và dần dần cải thiện sức tập trung cũng như lòng yêu thích đọc sách, v.v. Một ví dụ khác về cách cư xử, với tư cách là cha mẹ, bạn có thể nêu gương cho con cái bằng cách tôn trọng người lớn tuổi, tử tế với những người có hoàn cảnh khó khăn và đồng cảm với những khó khăn, vất vả của người khác. Từ đó, con bạn cũng có thể dần dần trau dồi và cải thiện khả năng đồng cảm, trí tuệ cảm xúc cũng như các khả năng khác.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại