Trẻ nhỏ được rèn tính kỷ luật và những thói quen tốt, sau này khi trưởng thành, bất kể là ở đâu thì cuộc sống của cũng sẽ không quá tệ. Bởi vì chúng có mục tiêu và quy luật sống của bản thân mình, vì để đạt được mục tiêu, chúng sẽ cố gắng tiến về phía trước.
Một nhà giáo dục học có nói: Bản chất của giáo dục là ở việc bồi dưỡng thói quen, điều tạo ra khoảng cách giữa những đứa trẻ thường không phải là trí thông minh mà là những thói quen hình thành từ lúc nhỏ.
Trước 10 tuổi là giai đoạn lí tưởng nhất để bồi dưỡng những thói quen tốt cho con nhỏ. Một thói quen tốt có thể tạo nên một đứa trẻ thành công, một thói quen xấu cũng có thể làm hại trẻ nhỏ. Vậy nên tôi hy vọng các con có thể duy trì được 6 thói quen tốt này suốt chặng đường sau này:
1. Rèn cho con sự tập trung và tính gọn gàng
Đồ chơi chơi xong phải đặt lại vị trí cũ, tự mình sắp xếp sách vở, dọn dẹp bàn học, phòng ngủ. Dọn dẹp không chỉ có thể rèn cho con năng lực quan sát, tính kỷ luật mà còn có thể giúp con điều chỉnh lại những cảm xúc tiêu cực trong lòng. Nghiên cứu của đại học Harvard đã chỉ ra: Đứa trẻ có bàn học gọn gàng sạch sẽ thì thành tích học tập cũng rất tố, tính cách lại cởi mở, làm việc gì cũng kiên trì và tập trung hơn. Cho con tự mình làm những việc nhỏ nhặt ngay từ khi còn bé mới có thể giúp con biết lập kế hoạch cho cuộc đời của mình.
2. Đọc sách: con đường đi khắp thế giới
Trong công cuộc cải cách giáo dục, ngôn ngữ ngày càng được coi trọng hơn. Người xưa nói không sai, “có được ngôn ngữ như có được cả thế gian”, mà đọc sách chính là một trong những việc nâng cao khả năng ngôn ngữ.
Bồi dưỡng khả năng cảm thụ ngôn ngữ cho bản thân, bồi dưỡng tố chất cho bản thân chính là con đường ngắn nhất để hướng tới sự thành công. Đứa trẻ thích đọc sách thì suy nghĩ của chúng cũng phong phú đa dạng, trưởng thành hơn, tránh được việc trở thành người có tư tưởng phiến diện, cố chấp, tính cách của trẻ cũng độc lập hơn, có chính kiến của riêng mình.
3. Trân trọng thời gian: Giúp trẻ nhỏ trở thành người được người khác tin tưởng
Người biết trân trọng thời gian là người có trách nhiệm, có kỷ luật, khiến người khác cảm thấy đáng tin tưởng, dựa dẫm vào.
4. Vận động chính là "tiền vốn" của mạng sống
Có sức khỏe là có tất cả, có một cơ thể khỏe mạnh mới có thể học tập tốt hơn, hơn nữa vận động có thể giúp trẻ thư giãn, rèn luyện tư duy, sự nhẫn nại cho trẻ nhỏ. Như tác giả người Nhật Bản Murakami Haruki đã nói: "Những điều tạo ra trong lúc vận động khó có thể nhìn thấy bằng mắt, nhưng có thể cảm nhận được bằng tâm hồn".
5. Tôn trọng: Muốn người khác tôn trọng mình thì phải học cách tôn trọng người khác
Tôn trọng tính mạng, tôn trọng người khác, cũng phải tôn trọng mạng sống của mình. Đứa trẻ không biết tôn trọng thì cho dù có giỏi tới đâu cũng bị người khác xem thường, cũng khó mà tồn tại được trong xã hội.
6. Tự kiềm chế: Không ai có thể đồng hành cùng con suốt đời nhưng sự tự kiềm chế thì có thể làm được điều đó
Năng lực tự kiềm chế là đức tính khó có được nhất. Sự nhiệt tình là nguồn động lực thúc đẩy bạn hành động, còn năng lực tự kiềm chế là thứ dẫn dắt bạn nên hành động theo phương hướng nào. Trẻ nhỏ có khả năng tự kiềm chế và tính kỷ luật mới dễ dàng làm nên chuyện lớn trong cuộc sống.
Rèn cho trẻ những thói quen này ngay từ khi còn nhỏ, sau này khi đã trưởng thành, trẻ mới không ỷ lại vào bố mẹ, mới có thể một mình đi hết cuộc đời của bản thân. Vậy nên bố mẹ hãy vì tốt cho con mà rèn cho con nhỏ những thói quen tốt này!