Ngoài yếu tố bẩm sinh, chỉ số IQ của trẻ cũng cần được trau dồi, đặc biệt là ở những thời điểm đỉnh cao về phát triển IQ của trẻ.
Theo một nhóm dữ liệu nghiên cứu từ Trường Y Harvard (trường đại học y khoa trực thuộc Đại học Harvard), khi mỗi đứa trẻ được sinh ra, bộ não của chúng mới chỉ tương đương 25% bộ não người trưởng thành. Khi trẻ từ 5 đến 6 tuổi, não bộ của trẻ đã hoàn thiện được 80% đến 85% so với sự phát triển toàn diện, điều đó có nghĩa là giai đoạn 0-6 tuổi là giai đoạn quan trọng để phát triển trí não.
Cũng theo nghiên cứu, trong não người có 140 nghìn tỷ tế bào, mỗi người đều giống nhau, nhưng tỷ lệ sử dụng tế bào não rất khác nhau, ai có tỷ lệ sử dụng tế bào não cao hơn thì thông minh hơn. Và chính các tế bào thần kinh kết nối các tế bào não sẽ quyết định tỷ lệ sử dụng của các tế bào não. Càng nhiều tế bào thần kinh, hiệu suất sử dụng của các tế bào não càng cao và ngược lại.
Vậy làm thế nào để các tế bào thần kinh hoạt động hiệu quả giúp trẻ thông minh hơn?
01. Tập thể dục thường xuyên
Trong cuốn sách ''Tập thể dục làm biến đổi não bộ'' của phó giáo sư John Reddy trường Y Harvard đã phát hiện ra bí mật về sự liên kết giữa việc tập thể dục và trí não. Sau 20 năm nghiên cứu, ông đưa ra kết luận: “Tập thể dục không chỉ rèn luyện sức khỏe mà còn giúp tăng cường trí não, giúp trẻ thông minh hơn''.
Phó giáo sư John Reddy cũng đã ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế và đạt được một số kết quả nhất định. Ông đã triển khai dự án giáo dục thể chất tại một trường ngoại ô Chicago với 19.000 học sinh, không những đưa học sinh trường này trở thành nhóm người khỏe mạnh nhất nước Mỹ so với các trường khác, mà còn đứng thứ 6 về toán học và thứ nhất về khoa học - công nghệ trong một cuộc thi tổ chức năm 1999.
Ảnh minh họa.
Tập thể dục còn giúp não tăng tốc. Các thí nghiệm trên chuột cho thấy vùng đồi hải mã, những chú chuột tập thể dục có khả năng ghi nhớ lớn hơn 15% và nặng hơn 9% so với chuột không vận động. Đồng thời, đuôi gai và khớp thần kinh của tế bào thần kinh tăng 25%.
Một số trường tiểu học nổi tiếng ở Bắc Kinh giao bài tập cho trẻ nhảy dây ở nhà. Vì nhảy dây là bài tập đầu tiên giúp cải thiện trí nhớ. Chơi bóng bàn cũng là một môn rèn luyện trí não, đồng thời cũng có thể ngăn ngừa cận thị. Ngoài ra, cả bé trai và bé gái đều nên học khiêu vũ, để cuộc sống có nhiều màu sắc, đồng thời rèn luyện trí não cũng có thể khiến cuộc sống trở nên nhiều màu sắc.
Vậy làm thế nào để tập thể dục trở thành thói quen hàng ngày cho trẻ?
Thứ nhất, cha mẹ nên chủ động dẫn con đi tập thể dục, trẻ càng nhỏ càng sẵn sàng làm nhiều việc cùng cha mẹ, vì vậy chúng ta phải nắm bắt cơ hội giáo dục tốt.
Thứ hai, cho trẻ vận động rồi học sau khi đi học về.
Thứ ba, khuyến khích và hỗ trợ trẻ ra ngoài tập thể dục với bạn bè, điều này có thể giúp trẻ hòa nhập với xã hội đồng thời rèn luyện trí não.
02. Chơi game trong thời gian phù hợp
Giáo sư Hồng Lan, một chuyên gia nổi tiếng về khoa học thần kinh não bộ và tâm lý học thần kinh đã đưa ra bằng chứng thực nghiệm trong bài phát biểu trên TED của mình: Khi trẻ chơi game, một chất đặc biệt sẽ được sản sinh ra làm cho trẻ phát triển trí não.
Nói chung, những đứa trẻ có thể chơi trò chơi có trí tuệ cảm xúc cao, bởi vì chúng có thể học cách hòa đồng với những người khác trong các trò chơi tập thể, nếu đứa trẻ quá hung hăng trong trò chơi, sẽ không có bạn bè nào thích chơi với nó. Nếu đứa quá hèn nhát, sẽ bị người khác bắt nạt, những điều này trẻ có thể được học và nhận ra trong quá trình chơi với những người khác.
Tuy nhiên, không nên để trẻ dành quá nhiều thời gian vào game, mà hãy để trẻ chơi trong một khoảng thời gian thích hợp, có kiểm soát, giới hạn.
Ảnh minh họa.
03. Đọc sách
Có nhiều yếu tố không nằm trong kiểm soát, khó có thể thực hiện để một đứa trẻ trở thành học sinh giỏi, đạt được hạnh phúc trong cuộc sống, nhưng điều duy nhất có thể kiểm soát được là việc đọc sách.
Nhà giáo dục Sukhomlinsky từng nói: "Cách để trẻ thông minh hơn không phải là học thêm hay tăng lượng bài tập về nhà mà là gia tăng thêm thời gian đọc sách". Một nghiên cứu đăng trên tạp chí “Khoa học Tâm lý” (Psychological Science) vào tháng 1 năm 2013 đã kết luận rằng đọc sách cho trẻ nghe kết hợp với tương tác có thể làm tăng chỉ số IQ của trẻ lên hơn 6 điểm.
Giáo sư Hong Lan cũng chỉ ra rằng trẻ em có khả năng đọc sẽ có tiềm năng lớn hơn trong học tập.Đọc là cách tiếp thu thông tin nhanh nhất bởi mắt có thể đọc được 668 từ/phút. Nói thì nhanh nhất cũng chỉ được 250 từ/phút, như vậy tốc độ đọc nhanh gấp 3 lần nói.
Theo giáo sư Hồng Lan, nói là bản năng, còn đọc là thói quen. Đọc sách là để trẻ tĩnh tâm và nhìn thế giới một cách sâu sắc, là sự mở rộng vô tận cho sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Đọc sách có thể phát triển trí tuệ và làm cho trẻ thông minh hơn, điều này đã được khoa học và tâm lý học khẳng định. Việc có thói quen yêu thích đọc sách luôn là điều tốt, đọc sách có thể khiến con người cảm thấy hạnh phúc hơn và có thể khiến cuộc sống dễ dàng hơn.
Ảnh minh họa.
04. Cha mẹ và con cái cùng trò chuyện
Vào tháng 8 năm 2018, một bài báo khoa học được đăng trên tạp chí khoa học nổi tiếng "Khoa học Tâm lý" đã khẳng định tác động của khả năng trò chuyện của cha mẹ đối với con cái.
Các nhà khoa học từ Viện Công nghệ Massachusetts, Đại học Harvard và Đại học Pennsylvania đã phát hiện ra rằng cách cha mẹ giao tiếp, tương tác với con cái ảnh hưởng rất lớn đến cách tư duy của trẻ. tần suất trò chuyện hàng ngày giữa trẻ em và cha mẹ càng cao, vỏ não của chúng càng hoạt động tích cực, giúp trẻ đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra về ngôn ngữ, ngữ pháp, khả năng hiểu… Và những điều này thì ít liên quan đến các yếu tố như điều kiện kinh tế gia đình và học vấn của cha mẹ.
Ảnh minh họa.
Người đoạt giải Nobel Richard Feynman từng đề cập trong cuốn tự truyện "Xin chào, tôi là Feynman" rằng thành công của ông không thể tách rời khỏi ảnh hưởng của cha mình. Cha của Feynman là người rất giỏi giáo dục và khai sáng, khi Feynman còn nhỏ, mỗi ngày ông đều trò chuyện với ông dưới nhiều hình thức khác nhau. Feynman từng nói: "Khi tôi còn nhỏ, tôi thích cha tôi kể cho tôi nghe mọi điều." Có thể nói rằng khả năng trò chuyện tuyệt vời của cha anh ấy cuối cùng đã góp phần tạo nên một người đoạt giải Nobel.
Nhà giáo nổi tiếng người Mỹ Leif Esquith từng tiết lộ dù bận rộn đến đâu, ngày nào ông cũng ăn tối cùng con, bởi đây là cơ hội tốt để ông giao tiếp với con. Cha mẹ có thể trò chuyện với con cái càng nhiều thì càng có thể thúc đẩy sự phát triển trí não và nhận thức của trẻ. Qua đó giúp trẻ chiến thắng ở cái gọi là vạch xuất phát.