Nghiên cứu chứng minh, 85% thành công tài chính nhờ vào EQ: Tránh được sai lầm nhiều người mắc này, cuộc đời "thăng hạng"

Lưu Ly |

Trí thông minh cảm xúc rất quan trọng và cần thiết cho sự phát triển, duy trì, hình thành và tăng cường các mối quan hệ trong công việc cũng như cuộc sống.

EQ = Bản thân + mối quan hệ + môi trường

Khi nghĩ đến "trí thông minh cảm xúc", mọi người tập trung vào bản thân. Họ cho rằng, trí thông minh cảm xúc nghĩa là sự hiểu biết về năng lực cá nhân, tự nhận thức và kiểm soát cảm xúc bản thân. 

Một quan niệm sai lầm nhiều người mắc phải là, trí thông minh cảm xúc là để kiểm soát bản thân, điều khiển cảm xúc cách tiếp cận người khác.

Điều này không đáng ngạc nhiên: Hầu hết các tài liệu về EQ đều tập trung vào cách mọi người có thể rèn luyện trí thông minh cảm xúc vì lợi ích của chính họ. 

Những lời khuyên điển hình thường tuân theo mô hình: Tìm hiểu đời sống tinh thần để hiểu bản thân hơn, thực hành bày tỏ sự đồng cảm, sau đó thu lợi bằng cách giành được sự tin tưởng của người khác hoặc được thăng tiến trong công việc.

Những người có trí thông minh cảm xúc thấp hoặc thiếu hoàn toàn, thường mắc sai lầm khi chỉ chú tâm vào cảm xúc cá nhân của riêng mình. 

Kết quả là họ không thực sự kết nối với môi trường và những người xung quanh. Điều đó luôn dẫn đến những cuộc giao tiếp không như ý theo cách này hay cách khác.

Nghiên cứu chứng minh, 85% thành công tài chính nhờ vào EQ: Tránh được sai lầm nhiều người mắc này, cuộc đời thăng hạng - Ảnh 1.

Những người có EQ cao đều biết rằng, ngoài việc hiểu được cảm xúc của chính họ, điều quan trọng là phải nhận thức được cảm xúc của người khác và cách mà môi trường xung quanh tác động để những cảm xúc đó.

Một công ty mời chuyên gia về EQ đến làm việc cùng các nhân viên để giúp họ cải thiện chất lượng làm việc nhóm, hệ thống. 

Các sản phẩm của công ty hầu như không được phép có sai sót. Nếu độ chính xác không được đảm bảo, hậu quả có thể rất lớn. 

Một trong những vấn đề của công ty liên quan đến người quản lý gọi là Alex. Alex là người kết nối mọi người. Giá trị của bản thân anh ấy trong công việc liên quan với việc mọi người có khiến anh hài lòng, vui vẻ hay không.

Trí thông minh cảm xúc của chúng ta tồn tại trong một hệ sinh thái. Khi các thành viên trong nhóm muốn có phản hồi để cải thiện công việc, giảm thiểu sai sót, họ thông qua Alex để yêu cầu sếp và các nhân viên khác giúp đỡ. 

Họ biết rằng, họ cần làm Alex hài lòng và các phản hồi của Alex mang tính xây dựng thì vấn đề sẽ được giải quyết và ngược lại.

Thực tế, Alex đã mất uy tín và niềm tin với mọi người trong nhóm, vì thế các vấn đề của anh bắt đầu được tiết lộ. 

Nếu áp dụng quan niệm sai lầm phổ biến về trí thông minh cảm xúc ở trường hợp này, chúng ta có thể nói rằng Alex cần phải xem xét lại bản thân và khéo léo hơn trong việc cư xử với mọi người trong công việc.

Với sự tư vấn của chuyên gia, Alex bắt đầu nhận ra vấn đề trong cách làm việc của mình và tìm được cách giải quyết chúng. Lảng tránh những thứ khó khăn là phản ứng thường có của Alex khi làm việc. 

Điều đó bắt nguồn từ nỗi sợ hãi. Sau khi giải quyết được vấn đề đó, mọi người trong nhóm và lãnh đạo đã công nhận những nỗ lực của Alex và hiệu quả công việc đã chuyển biến tích cực. 

Những thay đổi dù rất nhỏ trong cách ứng xử hàng ngày cũng có thể tạo ra những sự khác biệt rất lớn.

Trí thông minh cảm xúc quyết định phần lớn cơ hội thành công

Trí thông minh cảm xúc (EQ) là khả năng hiểu, quản lý và thể hiện cảm xúc của chính mình. Đây là một kỹ năng quan trọng, có tác động không nhỏ đến chất lượng công việc cũng như cuộc sống của mỗi chúng ta. 

Trí thông minh cảm xúc cũng ảnh hưởng đến sự tham gia và điều hướng tương tác của bạn với người khác. 

Kerry Goyetter, người sáng lập và chủ tịch của Aperio Consulting Group và tác giả cuốn sách "Hướng dẫn về trí thông minh cảm xúc" đã chỉ ra các kết quả nghiên cứu đáng chú ý về trí thông minh cảm xúc của con người:

Nghiên cứu chứng minh, 85% thành công tài chính nhờ vào EQ: Tránh được sai lầm nhiều người mắc này, cuộc đời thăng hạng - Ảnh 2.

- Gần 90% những người có thành tích làm việc đứng đầu có mức độ trí thông minh cảm xúc cao hơn.

- Trí thông minh cảm xúc chiếm 90% sự thăng tiến trong sự nghiệp, khi chỉ số IQ và năng lực chuyên môn gần tương đương nhau.

- Trí thông minh cảm xúc chịu trách nhiệm cho 58% hiệu suất công việc của bạn.

- Những người có trí thông minh cảm xúc cao trung bình kiếm được nhiều hơn 29.000 USD so với những đồng nghiệp của họ.

- Gần 85% thành công tài chính của bạn nhờ vào các yếu tố của trí thông minh cảm xúc như việc vận dụng linh hoạt các kỹ năng mềm trong công việc, tính cách cá nhân, năng lực giao tiếp, đàm phán và lãnh đạo. 

Năng lực làm việc kỹ thuật thuần túy chỉ quyết định khoảng 15% trong sự thành công tài chính của bạn.

- Hầu hết mọi người chọn hợp tác kinh doanh với người họ yêu thích, tin tưởng cho dù sản phẩm, lợi nhuận có thể thấp hơn nhưng người không tin tưởng.

- Trí thông minh cảm xúc của chúng ta tồn tại trong một hệ sinh thái. Để đạt được sự phát triển, chúng ta cần hiểu động cơ và quan điểm cá nhân của những người xung quanh và ảnh hưởng của nó.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, EQ có thể quan trọng hơn chỉ số IQ và là một trong những cơ sở để nhận định về thành công, chất lượng mối quan hệ và hạnh phúc chung. 

Không bao giờ là quá muộn để học bất cứ điều gì, chỉ cần bạn quan sát và thực hành liên tục. Cho dù bạn ở độ tuổi bao nhiêu, bạn vẫn có thể tiếp tục rèn luyện EQ và làm cho cuộc sống của bạn tốt hơn và hạnh phúc hơn.

Theo Kerry Goyetter, tác giả sách, cây bút chuyên viết cho Fast Company, CEO World Magazine, Quartz....

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại