Nhận định này được chuyên gia quân sự Aleksey Khlopotov cho biết khi nói về những đặc điểm riêng của phiên bản tăng chỉ huy T-90K trong cuộc phỏng vấn của trang tin Vestnik Mordovii. Theo vị chuyên gia này, sau khi giải phóng Aleppo, người ta mới phát hiện ra chiếc xe tăng T-90K hiếm hoi này.
Theo Vestnik Mordovii, hiện mới chỉ có hai chiếc thuộc phiên bản tăng T-90K được sản xuất. Đây là một phần của những chiếc xe tăng đầu tiên, được đưa vào biên chế quân đội Nga giai đoạn 2004-2005.
Tăng T-90K tham chiến tại Aleppo, Syria.
Với những người không am hiểu về xe tăng, rất khó để có thể nhận ra sự khác biệt giữa phiên bản T-90A và T-90K, Vestnik Mordovii cho biết. Tuy nhiên, dấu hiệu dẽ nhất chính là 2 ăng-ten, một ăng ten được dùng cho đài chỉ huy (đài radio R-163-50K) và thiết bị dẫn đường (TNA-4-3).
Ngoài ra, phiên bản chỉ huy cũng khác so với những phiên bản T-90 đầu tiên, tháp pháo của xe là tháp đúc (các mẫu xe trước đó là tháp pháo hàn) và được trang bị động cơ V-92S2 có công suất lớn hơn.
Được biết, xe tăng T-90K xuất hiện lần đầu tiên tại triển lãm Vũ khí trang thiết bị Lục quân ở Moscow năm 2008, tuy nhiên nó đã mất hút từ đó. Tuy nhiên, sau khi giải phóng Aleppo, T-90K bất ngờ được phát hiện đang âm thầm tham chiến tại Syria.
Căn cứ vào đặc điểm của T-90K được chuyên gia Aleksey Khlopotov nói đến cho thấy, phiên bản chỉ huy rất giống với chiếc T-90 bị khủng bố phá hủy hôm 23/1 cũng tại Aleppo. Và như vậy, rất có thể 1 trong 2 chiếc tăng chỉ huy của Nga đã bị thiệt hại khi tham chiến tại Syria.
Ngoài những đặc điểm riêng nói trên, T-90K cũng giống như phiên bản T-90MS, cỗ tăng này được hộ tống bởi 3 lớp phòng vệ gồm: giáp composite bị động; giáp phản ứng nổ ERA và hệ thống phòng vệ chủ động Shtora-1.
Về giáp phản ứng nổ (ERA), T-90 được trang bị giáp ERA thế hệ mới nhất Kontakt-5 bao phủ mặt trước thân, tháp pháo. Loại giáp này được đánh giá là có khả năng chống chịu đạn chống tăng RPG, tên lửa chống tăng và đạn xuyên giáp APFSDS. Nó được đánh giá là thừa sức chịu được đạn pháo tiêu chuẩn 120mm trên các loại tăng phương Tây.
Ngoài lớp giáp ERA, xe tăng T-90 còn được hộ vệ bởi hệ thống đo ngăn chặn quang điện tử học TShU-1-7 Shtora-1 được thiết kế để phá hoại sự chỉ định mục tiêu bằng laser và thiết bị đo xa của tên lửa chống tăng đang bay đến.
Xe còn được trang bị 12 ống phóng màn sương – nó được phun ra khi Shtora phát hiện ra rằng xe tăng đã bị "điểm mặt" bởi các thiết bị ngắm laser. Màn sương chỉ chưa cần tới 3 giây đã có thể hình thành và kéo dài khoảng 20 giây.
Phạm vi triển khai của màn sương từ 50-70 mét. Màn sương này sẽ gây nhiễu các thiết bị chỉ định bằng laser cũng như ngụy trang cho xe tăng trước các thiết bị ngắm bắn quang học.
Khả năng bảo vệ chủ động của xe tăng T-90MS tiếp tục được tăng cường đáng kể nhờ việc lắp đặt thiết bị cảm biến xung quanh tháp pháo, cho phép báo động khi xe bị ngắm bắn bởi các loại vũ khí dẫn đường bằng tia laser. Đây là điểm mạnh có ở xe tăng Nga còn các dòng xe tăng chủ lực của phương Tây chưa có.