Nghi vấn một khối đá rời đi và quay lại Trái Đất sau 10.000 năm

Anh Việt |

Nếu được xác nhận, NWA 13188 sẽ chính thức được coi là thiên thạch đầu tiên rời đi và quay lại Trái Đất, hay còn được coi là ‘thiên thạch boomberang”.

Một tảng đá màu nâu đỏ sẫm, được lấy từ sa mạc Sahara ở Ma-rốc (Châu Phi) vài năm trước, hóa ra không phải là thiên thạch có nguồn gốc từ vũ trụ. Theo đó, khối đá – được đặt mã hiệu là NWA 13188, được cho là hình thành trên chính Trái Đất, nhưng lại bị bắn vào vũ trụ và trôi nổi trong không gian vài ngàn năm. Cuối cùng, tảng đá này lại quay ‘về nhà’ một cách nguyên vẹn đáng ngạc nhiên.

Nếu được xác nhận, NWA 13188 sẽ chính thức được coi là thiên thạch đầu tiên rời đi và quay lại Trái Đất, hay còn được coi là ‘thiên thạch boomberang”, theo thông tin được đăng tải bởi trang Space.com

Các xét nghiệm chẩn đoán ban đầu cho thấy NWA 13188 có thành phần hóa học giống như đá núi lửa trên Trái đất. Tuy nhiên, điều thú vị là một số nguyên tố của nó dường như đã bị thay đổi thành các dạng nhẹ hơn. Các phiên bản nhẹ hơn này được biết là chỉ xảy ra khi tương tác với các tia vũ trụ trong không gian. Đây được coi là một trong số các bằng chứng quan trọng cho thấy NWA 13188 thực sự đã ‘chu du’ bên ngoài Trái Đất, các nhà địa chất cho biết.

Nghi vấn một khối đá rời đi và quay lại Trái Đất sau 10.000 năm - Ảnh 1.

Thiên thạch NWA 13188 được cho là có nguồn gốc từ chính Trái Đất, đã lưu lạc ngoài không gian hàng nghìn năm trước khi trở về 'cố hương'. Ảnh: Space.com

Jérôme Gattacceca, nhà địa vật lý tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp, người đang dẫn đầu cuộc điều tra về NWA 13188, cho biết nồng độ đo được của các nguyên tố nhẹ hơn này, được gọi là đồng vị, "quá cao để có thể giải thích được bằng các quá trình diễn ra trên Trái đất".

Gattacceca và các đồng nghiệp của ông nghi ngờ rằng NWA 13188 được ném vào không gian sau khi một tiểu hành tinh lao thẳng vào Trái đất khoảng 10.000 năm trước. Sự kiện tự nhiên duy nhất khác có khả năng đẩy khối đá lên cao là một vụ phun trào núi lửa, nhưng các nhà địa chất cho rằng khả năng đó rất khó giải thích cho những phát hiện mới nhất.

Trước đó, đất đá phun ra từ ngọn núi lửa ngầm Hunga Tonga-Hunga Ha'apai thậm chí còn phá kỷ lục vào năm ngoái khi bị văng tới độ cao 58 km — ngay trước rìa bầu khí quyển của Trái đất. Tuy nhiên, để có thể bay vào vũ trụ, bất kỳ khối đá nào sẽ cần phải phá kỷ lục trên và bay cao hơn nữa.

Sau khi bị ném vào không gian qua lớp từ trường bảo vệ Trái đất, NWA 13188 sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi các tia vũ trụ, vốn được tạo thành từ các hạt năng lượng cao sinh ra từ các vụ nổ siêu tân tinh và xuyên qua hệ Mặt trời của chúng ta với tốc độ ánh sáng.

Những chùm tia vũ trụ mạnh mẽ như vậy có thể bắn phá các thiên thạch và để lại dấu ấn đồng vị rõ rệt và có thể phát hiện được như beryllium-3, helium-10 và neon-21. Trong NWA 13188, mức độ của các nguyên tố này cao hơn mức độ tìm thấy trong bất kỳ loại đá nào trên Trái đất, nhưng thấp hơn mức độ trong các thiên thạch khác.

Điều này cho thấy, NWA 13188 có thể đã lưu lạc trong khoảng từ 2 nghìn đến vài chục nghìn năm trên quỹ đạo quanh Trái đất trước khi quay trở lại bầu khí quyển.

Manh mối quan trọng thứ hai tiết lộ chuyến du hành vào vũ trụ của tảng đá là lớp bề mặt tan chảy bóng loáng. Nó được gọi là lớp vỏ nhiệt hạch, hình thành khi các thiên thạch rơi xuyên qua bầu khí quyển của Trái đất trước khi rơi xuống mặt đất.

Vẫn còn gây tranh cãi

Tuy nhiên, phân tích sơ bộ của nhóm nghiên cứu về thiên thạch NWA 13188 vẫn chưa thuyết phục được các nhà địa chất khác. Nhóm của Gattacceca cũng chưa xác định được tuổi của thiên thạch,một chỉ số cần thiết về nguồn gốc của nó. Khối đá được xếp vào nhóm achondrite. Thiên thạch thuộc lớp này thường có niên đại 4,5 tỷ năm – tức bằng với tuổi của hệ Mặt trời. Tuy nhiên, nếu NWA 13188 là một loại đá hình thành trên Trái đất, nó phải “trẻ” hơn rất nhiều.

Chưa kể đến, các nhà khoa học không tìm ra bất kỳ miệng hố va chạm lớn trên Trái Đất có niên đại phù hợp với khung thời gian đề cập trong nghiên cứu. Gattacceca và các đồng nghiệp ước tính một miệng hố rộng khoảng 12,4 dặm (20 km) sẽ phải hình thành nếu một tiểu hành tinh rộng 1 km đâm vào Trái đất chỉ 10.000 năm trước. Trong số 50 trong số 200 hố va chạm được biết đến trên Trái đất có kích thước phù hợp, không có hố nào có niên đại ít hơn hàng triệu năm.

Sahara, nơi NWA 13188 được tìm thấy, là nơi có 12 miệng hố. Chỉ một trong số đó rộng 18 km và đã hình thành từ 120 triệu năm trước. Ngay cả khi vẫn còn nhiều miệng hố va chạm tại đây chưa được xác minh, việc các nhà nghiên cứu không tìm thấy một miệng hố va chạm 10000 năm tuổi là điều khó có thể xảy ra.

“Hố va chạm rất gần đây như vậy chắc chắn đã được phát hiện,” theo Ludovic Ferrière, quản lý bộ sưu tập đá ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên tại Vienne, Áo, người đã tìm thấy và xác nhận một số hố va chạm, trong đó có một hố ở Congo, cho biết.

Theo ông, các tiểu hành tinh truyền động lượng của chúng xuống mặt đất nơi chúng va chạm, khuếch đại áp suất và nhiệt độ cục bộ đến mức cực đoan khiến đá Trái đất tan chảy và những thứ "trong một miệng hố lớn như vậy gần đây vẫn còn nóng".

Tham khảo Space.com

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại