Nghi ngờ Nga phá Dòng chảy phương Bắc, NATO nhắc nhớ về Điều 5

Trung Hiếu |

Liên minh quân sự NATO đang đe dọa kích hoạt Điều 5 của khối này để tấn công đáp trả Nga nếu họ tìm được “bằng chứng” Nga đã “phá hoại” đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc.

Phương Tây thời gian qua nghi ngờ Nga đã cài thuốc nổ trên hệ thống đường ống dẫn khí ngầm dưới biển (tuyến Dòng chảy phương Bắc 1 và Dòng chảy phương Bắc 2). Tuy nhiên, điều này dường như là phi thực tế vì Nga chính là bên có nhiều cổ phần nhất trong 2 dự án này. Bản thân Nga đã phủ nhận các cáo buộc đó.

Nghi ngờ Nga phá Dòng chảy phương Bắc, NATO nhắc nhớ về Điều 5 - Ảnh 1.

Một điểm khí đốt từ đường ống Dòng chảy phương Bắc rò rỉ lên mặt biển. Ảnh: Bộ Quốc phòng Đan Mạch.

NATO nhấn mạnh khả năng áp dụng Điều 5 để đối phó Nga

Trong bối cảnh phương Tây chỉ trích Nga như vậy, Tổng thư ký khối quân sự NATO Jens Stoltenberg vào hôm 11/10 đã cảnh báo rằng nếu Nga phá hoại các mục tiêu của phương Tây thì điều đó sẽ là cơ sở để kích hoạt Điều 5 của NATO.

“Bất cứ cuộc tấn công cố ý nào vào các cơ sở hạ tầng trọng yếu của các Đồng minh sẽ vấp phải một phản ứng thống nhất và quyết tâm”, ông Stoltenberg phát biểu trước thời điểm của hội nghị của các bộ trưởng quốc phòng NATO ở Brussels vào ngày 12/10. Một cách riêng rẽ, Anh và các đồng minh G7 đã những phản đối gay gắt nhằm vào Tổng thống Putin sau khi Nga thực hiện thêm cuộc tập kích tên lửa vào các khu vực ở Ukraine ngày 11/10 (đợt 2).

Tại hội nghị trực tuyến hôm 11/10, nhóm G7 nói rằng họ thực sự hoang mang trước loạt vụ nổ trong hệ thống đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) đi ngầm dưới đáy biển Baltic và nối Nga với Đức.

Tổng thư ký Stoltenberg cho hay, các đồng minh NATO đã đẩy mạnh các biện pháp an ninh quanh các mục tiêu tiềm năng sau khi hệ thống đường sắt ở miền Bắc nước Đức đã ngưng hoạt động trong 3 tiếng đồng hồ do các tuyến cáp liên lạc đã bị cắt đứt vào hôm 8/10.

Ông Stoltenberg nói: “Chúng tôi đã tăng gấp đôi sự hiện diện ở Biển Baltic và Biển Bắc, lên mức 30 tàu với sự hỗ trợ của máy bay tuần tra hàng hải và tàu ngầm’. Sau đó ông hứa hẹn sẽ có “các bước đi tiếp theo” nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng của phương Tây.

Theo nhà lãnh đạo NATO, các cuộc tấn công mạng và tấn công lai ghép mang tính chất phá hoại có thể đủ để kích hoạt Điều 5 - điều khoản phòng thủ tập thể của khối quân sự này. Tức là khi ấy, mỗi nước thành viên trong liên minh gồm 30 nước này sẽ xem sự phá hoại nói trên là một cuộc tấn công vào chính họ.

Tổng thư ký NATO phát biểu tiếp: “Chúng ta sẽ không bao giờ từ bỏ quyền được định nghĩa chính xác ngưỡng của Điều 5”.

Điều 5 mới chỉ được sử dụng một lần trước đây, sau loạt tấn công khủng bố nhằm vào nước Mỹ vào ngày 11/9/2001. Nếu được kích hoạt, điều khoản này sẽ làm gia tăng căng thẳng sẵn có giữa Nga và Ukraine.

Căng thẳng Nord Stream kết hợp với áp lực từ vụ tập kích tên lửa

Dự kiến NATO sẽ tiến hành tập trận hạt nhân vào tuần tới bất chấp việc Nga đã ám chỉ sẽ dùng tới vũ khí hạt nhân để đối phó với phương Tây.

Cuộc tập trận “Steadfast Noon” có sự tham gia của các chiến đấu cơ có năng lực mang bom hạt nhân. Tuy nhiên bom hạt nhân thật sẽ không được sử dụng. Trong 30 nước NATO, 14 nước tham gia cuộc tập trận này ở địa điểm cách Nga 1.005km.

Tổng thư ký Stoltenberg cho rằng nếu một số nước NATO hủy tham gia tập trận, điều đó sẽ gửi đi một thông điệp sai, khiến Nga tin rằng NATO thiếu quyết tâm bảo vệ các đồng minh.

Trước việc các lực lượng Nga sử dụng tên lửa hành trình để oanh tạc Ukraine vào ngày 11/10, Tổng thống Volodymr Zelensky đã hối thúc các nhà lãnh đạo G7 tài trợ cho hệ thống phòng không Ukraine đối phó với các cuộc tập kích bằng tên lửa.

Mỹ thông báo họ đang đẩy mạnh việc vận chuyển các hệ thống phòng không bằng tên lửa tiên tiến gửi sang Ukraine. Tổng cộng Mỹ đã phê chuẩn 8 hệ thống như vậy, 2 hệ thống sẽ sớm được chuyển giao cho Ukraine và 8 hệ thống sẽ được gửi muộn hơn.

Thực tế, phương Tây có nhiều dấu hiệu chủ động làm căng về vấn đề Dòng chảy phương Bắc, trong khi sự cố rò rỉ đường ống dẫn khí này hoàn toàn có thể là tai nạn quân sự .

Không chỉ hải quân Mỹ (cùng các đồng minh NATO) mà cả hải quân Nga cũng thực hiện tập trận ở Biển Baltic thời gian qua. Nhiều người tin rằng hoặc hải quân Nga hoặc hải quân Mỹ chịu trách nghiệm ngầm về các vụ nổ đó.

Ngoài ra, còn có một câu chuyện chưa hoặc được đề cập là tình trạng dễ xảy ra nổ trong lòng Biển Baltic, nơi có nhiều đạn pháo, vũ khí hóa học, và thủy lô từ thời Thế chiến.

Theo một thỏa thuận đạt được trong Hội nghị Potsdam năm 1945, Anh và Liên Xô trút bỏ xấp xỉ 69.000 tấn vũ khí hóa học Đức xuống Biển Baltic vào các năm 1947-1948.

Có một vụ vứt bỏ thứ 2 tương tự ở cùng khu vực trên diễn ra vào năm 1959. Ngoài ra, trong Thế chiến I và II, Đức thả khoảng 80.000 quả thủy lôi ở Biển Baltic, bao gồm xung quanh Bornholm.

Tổng cộng, cho đến nay người ta mới định vị và phá nổ chưa đến 200 quả bom mìn ở khu vực biển này. Mới chỉ tháo ngòi cho các vũ khí hóa học bị vứt xuống biển, còn các loại đạn dược khác thì không nhất thiết đã được tháo ngòi. Các quả thủy lôi vẫn trong trạng thái sẵn sàng nổ.

Đã vậy vũ khí bị vứt bỏ không nhất thiết ở nguyên chỗ. Có nhiều tình huống: Đạn dược có thể thả nhầm chỗ hoặc bị nước cuốn trôi ra vị trí khác…/.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại