Nghệ thuật dụng binh bậc thầy của La Mã: Thiết lập đội quân thành công bậc nhất lịch sử

Mỹ Huyền |

Đế chế La Mã không thể đạt được vinh quang tột đỉnh nếu không có sự tồn tại của các “legion”. Các binh đoàn La Mã được xây dựng trên kỷ luật khắc nghiệt và sự sáng tạo tài tình.

Từ "legion" nguyên gốc là từ "legere" trong tiếng Latinh, có nghĩa là "lựa chọn". Các binh đoàn "legion" của La Mã là một trong những đơn vị quân sự thành công nhất lịch sử loài người.

Những binh đoàn này đã mang nền văn minh La Mã đến những vùng đất xa xôi nhất của thế giới cổ đại. Mở rộng đế quốc từ Tây Ban Nha ven bờ Thái Bình Dương đến Ba Tư ở phía đông, từ Anh cho đến toàn bộ bờ biển Bắc Phi.

Nghệ thuật dụng binh bậc thầy của La Mã: Thiết lập đội quân thành công bậc nhất lịch sử - Ảnh 1.

Cách sắp xếp đội hình của binh đoàn La Mã

Phalanx của người La Mã

Trước khi có "legion" của La Mã, đội quân mạnh mẽ và nổi tiếng nhất phương Tây cổ đại là "phalanx" của người Hy Lạp. Như trong phim 300, những chiến binh phalanx mặc áo giáp bằng đồng đứng vai kề vai, khiên chắn bằng đồng và giương giáo chĩa về phía quân thù. Các binh đoàn La Mã bắt đầu như một phalanx ở cái thời mà La Mã còn được cai trị bởi các vị vua.

Vào thế kỷ 6 trước Công nguyên, vị vua nổi tiếng Sevius Tullius đã nhóm người La Mã thành 2 tầng lớp: Một là classis – những người có khả năng mua vũ khí và áo giáp đắt tiền nên sẽ phục vụ trong các phalanx. Hai là infra-classem – những người không mua được nên đóng vai trò là quân hạng nhẹ và cần được cung cấp quân nhu cơ bản.

Nghệ thuật dụng binh bậc thầy của La Mã: Thiết lập đội quân thành công bậc nhất lịch sử - Ảnh 2.

Các binh đoàn La Mã thuở đầu được tổ chức như những phalanx

Chiến đấu như một phalanx, classis La Mã được trang bị như lính Hy Lạp: khiên tròn, mũ sắt hoa văn Hy Lạp, giáp ngực bằng đồng hoặc vải lanh, vũ khí kiểu Hy Lạp – giáo nhọn.

Hình thức sơ khai của các binh đoàn La Mã đụng độ với Senones – một bộ tộc Gaul càn quyết về phía Nam vào Ý, vượt qua người La Mã trong Trận Allia khoảng năm 390 TCN và tiếp tục cướp phá Rome.

Thất bại này không thể dùng để kết luận lý do các phalanx trở thành legion. Nhưng không còn nghi ngờ gì nữa, phalanx bộc lộ nhiều lỗ hổng mà người La Mã cần đổi mới để vượt qua.

Bài học từ Trận Allia

Dư âm của Trận Allia ảnh hưởng đến quá trình phát triển trang bị quân đội La Mã trong thời kỳ này. Nhưng binh đoàn đa quốc gia của La Mã mang theo trang bị thể hiện cả sự ngưỡng mộ và kinh hoàng đối với những kẻ thù Gallic của mình. Binh lính được trang bị khiên scutum thuôn dài kiểu mới, lớn hơn nhiều so với khiên tròn aspis, với một miếng sắt ở trung tâm.

Hình dáng khiên kiểu này thích hợp ngăn chặn những cú chém từ các loại kiếm dài được dân Gaul ưa chuông. Một bằng chứng nữa cho thấy thiết kế này bị ảnh hưởng nhiều từ Trận Allia là phần gia cố kim loại quanh khiên.

Nghệ thuật dụng binh bậc thầy của La Mã: Thiết lập đội quân thành công bậc nhất lịch sử - Ảnh 3.

Khiên dài scutum kiểu La Mã

Từ giáo thành kiếm

Những chiếc mũ giáp kiểu Hy Lạp được chuyển đổi thành mũ lưỡi trai ngược kiểu Montefortino – được sao chép rõ ràng từ các mẫu của dân Gallic. Nhưng quan trọng nhất phải kể đến loại vũ khí với của các binh đoàn La Mã là loại kiếm dài khoảng 0,6 m. Kiếm này có thể bắt nguồn từ vũ khí của người Celtic – cũng được La Mã thời đó phân loại thuộc dân Gaul.

Thanh kiếm ngắn này, hoặc cũng có thể gọi là dao dài, kết hợp hoàn hảo với chiếc khiên khổng lồ. Chúng giúp lính La Mã trở thành bậc thầy cận chiến và đấu đơn lẻ. Họ xông vào đối thủ, giáng cú đấm nặng nề bằng khiên, tiếp đó là một nhát kiếm ở khoảng cách đủ gần để kết liễu đối thủ.

Nghệ thuật dụng binh bậc thầy của La Mã: Thiết lập đội quân thành công bậc nhất lịch sử - Ảnh 4.

Chiến thuật cận chiến đặc trưng của lính legion La Mã

Ngọn giáo pila

Lính phalanx gần như hoàn toàn sử dụng giáo, nhưng các binh đoàn La Mã dù dùng kiếm là chính nhưng cũng bổ sung một loại giáo trong kho vũ khí của mình. Mỗi lính mang theo hai ngọn pila (javelin), một dày và một mỏng. Hai ngọn giáo này được phi vào cách chừng nửa mét vị trí mà kiếm có thể cận chiến. chúng được thiết kế bẻ cong khi khi va chạm để không thể bị ném lại.

Pila là sự sáng tạo tuyệt vời, cho phép bộ binh phóng lao làm bị thương kẻ thù, hoặc buộc đối phương phải vứt bỏ khiên ngay trước khi tham chiến. Những chiếc khiên sẽ rất khó sử dụng nếu bị một mũ giáo uốn cong mắc kẹt ở đó.

Nhìn chung, kể từ bản sao chép phalanx thuở sơ khai đến những legion hùng mạnh giai đoạn đế chế, người La Mã đã có vô vàn sáng tạo, không ngừng nâng cấp quân đội của mình.

Nguồn: Historyhit

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại