Nghe bí mật từ cứu hộ bể bơi ngay đi, bạn sẽ cần cho mùa hè này đấy!

Đạt Lê |

Các câu hỏi trong truyền thuyết như an toàn khi bơi lội hay các “vật thể lạ” trong hồ bơi sẽ được giải đáp tất tần tật.

Bạn hình dung như thế nào về những anh cứu hộ bể bơi? Họ là người có da rám nắng, sẵn sàng nhảy ùm xuống nước để cứu hộ trong tình huống nguy cấp? Điều đó hoàn toàn đúng nhưng chưa đủ.

Bởi vì cứu hộ bể bơi còn làm nhiều công việc khác nữa, ví dụ như họ là 1 nhà hóa học không chuyên đấy! Bạn nghĩ còn những bí mật gì nữa không, hãy cùng khám phá xem.

1. Tư thế nhảy xuống nước sẽ tiết lộ nhiều thứ về bạn

Theo tiết lộ của anh cứu hộ Paul từ bang Neveda, người mới tập bơi sẽ trườn xuống hồ bơi từ từ, hoặc dùng cầu thang để đi xuống.

Ngược lại, ai tự tin với khả năng bơi của mình thì thường phóng xuống nhanh, đạp chân từ dưới nước và bắt đầu bơi ngay. Đáng ngạc nhiên là hành động này lại rất phổ biến.

Nhưng lưu ý, bạn cần đánh giá độ sâu của bể bơi so với chiều cao của mình trước khi nhảy xuống. Bể quá sâu hay quá nông đều không ổn.

Nếu quá sâu, bạn có thể không làm chủ được tay chân và trở nên hoảng loạn. Ngược lại, nếu bể quá nông, bạn có thể va chạm vào mặt sàn gây chấn thương.

2. Cứu hộ bể bơi – những nhà hóa học không chuyên

Nhiều cứu hộ bể bơi lâu năm có trách nhiệm đảm bảo độ cân bằng pH của nước. Ngoài ra, họ còn phải cân nhắc nên tăng hay giảm một vài hóa chất để giữ môi trường bơi sạch sẽ.

Theo ông Darrell có kinh nghiệm 10 năm làm tại hồ bơi, việc gia giảm các chất này đòi hỏi phải được huấn luyện kĩ càng. Ông thường thêm hóa chất 2-3 lần/tuần và thường làm vào buổi tối.

Những chất thường dùng là canxi clorua để kiểm soát độ cứng của nước; Natri bicarbonate và baking soda để kiểm soát độ kiềm. Còn để diệt trùng, clo và axit muriatic sẽ được đưa vào nước thông qua hệ thống máy tính.

3. Chạm đáy bể bơi: toàn những thứ kinh dị

Bình thường, đáy bể luôn có tóc, chất cặn màu xám đen. Nhưng tình hình còn có thể tồi tệ hơn. Anh Marek, làm việc tại một bể bơi trong khu cắm trại ở Washington, cho biết đã có lần tìm thấy ếch và chuột chết.

Nghe bí mật từ cứu hộ bể bơi ngay đi, bạn sẽ cần cho mùa hè này đấy! - Ảnh 1.

Đáng mừng là điều này không xảy ra thường xuyên, bạn cứ yên tâm. Dù sao cứ bơi trên bề mặt là đủ, đừng bao giờ nổi hứng mà lặn xuống tham quan đáy bể nhé!

4. Có hay không chuyện "tiểu bậy" dưới hồ bơi?

Đáp án là có! Cứu hộ viên Marek chia sẻ: "Tôi biết nhiều nhân viên hướng dẫn bơi sẽ đáp lại tiếng gọi tự nhiên ngay dưới bể, vì họ quá bận mà nhà vệ sinh luôn kín chỗ. Mặt khác, họ bị kẹt dưới nước suốt nhiều giờ liền mà".

Nghe bí mật từ cứu hộ bể bơi ngay đi, bạn sẽ cần cho mùa hè này đấy! - Ảnh 2.

Một trong những đồng nghiệp của Marek còn cho rằng: "Thế giới này chia làm 2 kiểu người: người sẵn sàng "đi" dưới hồ bơi và những người từ chối nó".

Vậy là đáng tiếc các bạn ạ, đi tiểu dưới hồ bơi lại là một điều "thô nhưng thật"! Và con số nước tiểu dưới bể bơi bạn ước chừng được bao nhiêu không - 75 lít đấy!

5. Người cứu hộ rất khó dự đoán trước tai nạn

Từ kinh nghiệm của nhiều cứu hộ bể bơi, họ rút ra quy tắc: Tại nạn thường xảy ra trong 15 phút đầu tiên khi người ta bắt đầu bơi.

Nghe bí mật từ cứu hộ bể bơi ngay đi, bạn sẽ cần cho mùa hè này đấy! - Ảnh 3.

Tuy nhiên luôn có ngoại lệ. Người có thể chất yếu sẽ gặp rắc rối sớm hơn. Trong khi đó, nhiều người bơi lâu, đuối sức mới bắt đầu có dấu hiệu gặp nguy. Và còn trường hợp đau tim khi đang bơi nữa.

Nói chung, cứu hộ bơi luôn phải quan sát bao quát vì tai nạn có thể xảy ra bất kì lúc nào.

6. Chảy máu mũi khi bơi là chuyện thường gặp

Điều này còn phổ biến hơn ở trẻ em. Nó xảy ra do các tế bào mạch máu nhỏ trong mũi bị kích thích, viêm tấy do nhiễm khuẩn. Hoặc có thể do áp lực nước, nhất là khi bạn hít thở/nín thở lâu khi bơi lặn.

Thông thường, chảy máu mũi không nghiêm trọng. Bạn dùng tay hay bông gòn bóp nhẹ vào phần mềm của mũi. Chú ý đừng ngửa về sau khiến máu chảy về đầu, sẽ còn gây áp lực lớn hơn cho các mạch máu trong mũi. Cũng đừng cúi úp mặt xuống khiến máu chảy xuống họng.

Nghe bí mật từ cứu hộ bể bơi ngay đi, bạn sẽ cần cho mùa hè này đấy! - Ảnh 4.

Thay vào đó, bạn nên hơi cúi người về phía trước, cho máu chảy qua mũi và miệng đi ra ngoài. Ngồi như thế khoảng 20 phút đến khi máu đông lại.

Ngoài ra, có thể đắp nước đá lên má và mũi để giúp đỡ căng thẳng hơn và máu nhanh vón lại. Nếu tình hình không thuyên giảm sau 15-20 phút, hãy đến gặp bác sĩ.

Đối với cứu hộ bể bơi, khi phát hiện chỗ nước có máu mũi, họ phun lên đó chất tẩy uế nhằm tránh các bệnh nhiễm trùng. Sau 10 phút, họ có thể tiến hành thay nước hồ bơi ở khu vực đó.

7. Cơn ác mộng của cứu hộ bể bơi: phân!

Khi "vật thể lạ" này xuất hiện, cứu hộ bể bơi sẽ thông báo tất cả mọi người ra ngoài. Sau đó sẽ phải thay nước, xúc nước hồ bơi. Nồng độ clo được bơm vào cao đến nỗi gián - sinh vật sống dai bậc nhất hành tinh - cũng phải "đi đời"! Hồ bơi tạm đóng cửa trong vòng ít nhất là 8 tiếng.

Nghe bí mật từ cứu hộ bể bơi ngay đi, bạn sẽ cần cho mùa hè này đấy! - Ảnh 5.

Tình hình sẽ ít "nguy cấp" hơn nếu có ai đó nôn mửa. Bể bơi sẽ tạm ngưng phục vụ trong vòng 30 phút.

8. Sau tất cả, một bể bơi đông đúc lại tốt hơn

Vì nếu chẳng may tai nạn xảy ra, sẽ dễ được phát hiện và báo động hơn.

Nghe bí mật từ cứu hộ bể bơi ngay đi, bạn sẽ cần cho mùa hè này đấy! - Ảnh 6.

Hơn nữa, nếu bể bơi chỉ lèo tèo vài người, tâm lí tự nhiên của nhân viên cứu hộ là buồn chán và không mấy tập trung.

9. Phao bơi không hoàn toàn an toàn cho trẻ em

Dù phao bơi giúp bé nổi lên nhưng lại dẫn đến bố mẹ khá chủ quan. Kết quả là trẻ có thể bị trượt ngã, hoặc úp mặt xuống nước gây nguy hiểm. Vì vậy, dù có phao bơi thì trẻ em vẫn cần người lớn túc trực ở bên.

Nghe bí mật từ cứu hộ bể bơi ngay đi, bạn sẽ cần cho mùa hè này đấy! - Ảnh 7.

Mặt khác, đừng trông đợi nhân viên cứu hộ làm luôn nhiệm vụ "bảo mẫu" cho mọi đứa trẻ. Điều đó là không thể khi họ còn hàng chục, thậm chí hàng trăm người khác để quan sát.

Đó là một công việc cực nhọc và căng thẳng thực sự. Ví dụ như bạn có biết vì sao bể bơi thường chỉ bật mỗi một danh sách nhạc nhàm chán không? Bởi nhân viên cứu hộ dựa vào nó mà canh chừng thời gian đấy.

Họ cũng thường nhẩm tính sơ về số lượng người đang bơi. Và họ cũng chẳng bao giờ được phân tâm hay dùng điện thoại, nếu không muốn điều đáng tiếc xảy ra.

Vì vậy, khi đi bơi vào mùa hè này, hãy tìm hiểu kĩ các quy tắc bơi lội an toàn để tự bảo vệ mình tốt hơn trước khi trông chờ vào ai khác! Chúc bạn một mùa hè cực vui và mát mẻ!

Nguồn: Mentalfloss, Livestrong, Wikihow

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại