Ngày đại lễ 18/5 thú vị, dư dả tình người ở An Giang: Người lạ đi ngang được cả làng mời ăn nghỉ miễn phí

MIN |

Trên khắp các cung đường dẫn lối người hành hương về khu đại lễ, chúng ta hoàn toàn dễ bắt gặp những biển thông báo với hai chữ “miễn phí”. Và bên trong, những “người cho” luôn niềm nở cùng nụ cười tươi rói trên gương mặt để kêu gọi mọi người tới nhận phần “quà” nho nhỏ của gia đình mình.

Người ta hay nói, miền Tây là nơi có rất nhiều đặc sản gắn liền với những sản vật đặc trưng của vùng đất phương Nam trù phú và hào sảng.

Nhưng, các loại đặc sản đó đâu chỉ là các món ăn hay những loài cá tôm có nguồn gốc từ 9 dòng Cửu Long giang “huyền thoại” mà nó còn đến từ tấm lòng của người dân nơi đây.

Chính xác mà nói “tình người” mới thực sự là loại đặc sản nổi tiếng nhất ở miền Tây.

Bởi người dân nơi đây, họ sẵn sàng sống mà không cần nghĩ ngợi tính toán thiệt hơn gì với nhau, đất đai là của ông bà, nhà cửa là do mọi người đoàn kết làm nên, con cháu trong xóm ai cũng coi như người trong nhà, đói bụng thì ghé nhà bà Tư, bác Ba, thím Bảy... làm tô cơm cho no bụng.

Nhiều khi ăn ít còn bị la: “Cái thằng, ăn gì có chút xíu hèn gì ốm nhom!”.

Hay chiều chiều, nhà nấu cơm mà thiếu vài ba tép hành, củ tỏi thì cứ việc chạy sang nhà hàng xóm xin, đảm bảo không ai là không cho, thậm chí còn kêu chạy ra sau hè hái thêm mấy trái ớt về cho cha mày cắn ăn cơm, cho má mày nấu canh chua bông điên điển hay kho mớ cá rô đồng.

Vậy đó, nhưng liệu có phải khi không sống ở vùng đất này, người ta sẽ không biết đến loại đặc sản tình người này hay không?

Mà chỉ nghe đồn về những món ăn đượm quyện hương đồng gió nội?

Nhân một dịp mà người miền Tây thể hiện rõ nhất thứ sản vật tình người kia, cùng làm một chuyến du hành nho nhỏ qua màn hình để đến vùng đất Phú Tân (tỉnh An Giang) - nơi được xem là Thánh địa của Phật giáo Hòa Hảo mùa đại lễ để hiểu rõ hơn về chữ “tình” của họ.

Thông thường, hàng năm cứ vào dịp đại lễ Khai Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (18/5 âm lịch) thì người dân ở Phú Tân đều vui mừng chuẩn bị để đón nhiều tín đồ cùng đạo hành hương và du khách thập phương bằng nhiều thứ hoàn toàn “miễn phí”.

Có khi là một nơi tắm giặt, một ly trà đường, một ổ bánh mì hoặc một phần xôi, phần bánh tằm bì,... giúp hỗ trợ mọi người có một mùa lễ an lành và tạo điều kiện cho những người khó khăn có dịp tiếp cận cái nôi của tôn giáo nổi tiếng miền Nam Việt Nam vào mùa đại lễ này.

 Ngày đại lễ 18/5 thú vị, dư dả tình người ở An Giang: Người lạ đi ngang được cả làng mời ăn nghỉ miễn phí  - Ảnh 1.
 Ngày đại lễ 18/5 thú vị, dư dả tình người ở An Giang: Người lạ đi ngang được cả làng mời ăn nghỉ miễn phí  - Ảnh 2.

Trên khắp các cung đường dẫn lối người hành hương về khu đại lễ, chúng ta hoàn toàn dễ bắt gặp những biển thông báo với hai chữ “miễn phí”.

Và bên trong, những “người cho” luôn niềm nở cùng nụ cười tươi rói trên gương mặt để kêu gọi mọi người tới nhận phần “quà” nho nhỏ của gia đình mình.

Nhiều nơi, bà con còn tập trung lại đông đủ để cùng nhau chuẩn bị các suất bánh, phần ăn miễn phí cho người đi đường.

Y chang cảnh các bà, các mẹ trong những đám tiệc, “giỗ quải” ở miền Tây. Tất cả, quả thật đều chan chứa tình cảm gì đó rất thiêng liêng, hệt như tình cảm của người thân dành cho máu mủ ruột thịt của mình mà bấy lâu nay, bây giờ mới có dịp gặp lại trong mùa trọng lễ quý báu.

 Ngày đại lễ 18/5 thú vị, dư dả tình người ở An Giang: Người lạ đi ngang được cả làng mời ăn nghỉ miễn phí  - Ảnh 3.
 Ngày đại lễ 18/5 thú vị, dư dả tình người ở An Giang: Người lạ đi ngang được cả làng mời ăn nghỉ miễn phí  - Ảnh 4.
 Ngày đại lễ 18/5 thú vị, dư dả tình người ở An Giang: Người lạ đi ngang được cả làng mời ăn nghỉ miễn phí  - Ảnh 5.

“Thôi đường xá xa xôi, ghé vô ngủ lại một đêm rồi sáng dzề”, “lấy ổ bánh mì ăn cho đỡ đói đi chị”, “tắm cái cho khỏe người nè mấy chú”, “ăn gì chưa con, trời ơi trưa nắng bắt con nhỏ dăng nắng vầy, vô ngồi nghỉ mệt chút đi”, “thôi tiền bạc gì”, “cầm hộp cơm đem theo để chiều đói có cái bỏ bụng”, “tổ cha thằng Tí đâu, ra phụ má bưng đồ ăn miễn phí cho mấy cô, mấy chú nè”, “mấy đứa không có lấy tiền nha, cô chú có dúi cho cũng không có lấy, mai chiều má cho sau, mặc sức mà xài”,...

Đó là những câu nói rất dễ nghe thấy của bà con Phú Tân trong dịp này, có khi nó bất chợt vang lên từ một căn nhà hoàn toàn xa lạ cũng đủ sức khiến người ta, dù đi đường có mệt mỏi đến cỡ nào, đói bụng đến cỡ nào, cũng thấy mát lòng mát dạ.

Ờ thì miền Tây mà, câu nào câu nấy nghe sướng tai lắm! Mà nói gì thì nói, nhìn hảo sảng vậy chứ vùng đất Phú Tân cũng còn nhiều khó khăn, bà con thiếu thốn trăm bề không phải giàu có gì đâu. Họ chỉ dư giả đúng một thứ thôi, đó là chữ tình.

 Ngày đại lễ 18/5 thú vị, dư dả tình người ở An Giang: Người lạ đi ngang được cả làng mời ăn nghỉ miễn phí  - Ảnh 6.
 Ngày đại lễ 18/5 thú vị, dư dả tình người ở An Giang: Người lạ đi ngang được cả làng mời ăn nghỉ miễn phí  - Ảnh 7.
 Ngày đại lễ 18/5 thú vị, dư dả tình người ở An Giang: Người lạ đi ngang được cả làng mời ăn nghỉ miễn phí  - Ảnh 8.
 Ngày đại lễ 18/5 thú vị, dư dả tình người ở An Giang: Người lạ đi ngang được cả làng mời ăn nghỉ miễn phí  - Ảnh 9.
 Ngày đại lễ 18/5 thú vị, dư dả tình người ở An Giang: Người lạ đi ngang được cả làng mời ăn nghỉ miễn phí  - Ảnh 10.
 Ngày đại lễ 18/5 thú vị, dư dả tình người ở An Giang: Người lạ đi ngang được cả làng mời ăn nghỉ miễn phí  - Ảnh 11.
 Ngày đại lễ 18/5 thú vị, dư dả tình người ở An Giang: Người lạ đi ngang được cả làng mời ăn nghỉ miễn phí  - Ảnh 12.
 Ngày đại lễ 18/5 thú vị, dư dả tình người ở An Giang: Người lạ đi ngang được cả làng mời ăn nghỉ miễn phí  - Ảnh 13.
 Ngày đại lễ 18/5 thú vị, dư dả tình người ở An Giang: Người lạ đi ngang được cả làng mời ăn nghỉ miễn phí  - Ảnh 14.
 Ngày đại lễ 18/5 thú vị, dư dả tình người ở An Giang: Người lạ đi ngang được cả làng mời ăn nghỉ miễn phí  - Ảnh 15.
 Ngày đại lễ 18/5 thú vị, dư dả tình người ở An Giang: Người lạ đi ngang được cả làng mời ăn nghỉ miễn phí  - Ảnh 16.
 Ngày đại lễ 18/5 thú vị, dư dả tình người ở An Giang: Người lạ đi ngang được cả làng mời ăn nghỉ miễn phí  - Ảnh 17.
 Ngày đại lễ 18/5 thú vị, dư dả tình người ở An Giang: Người lạ đi ngang được cả làng mời ăn nghỉ miễn phí  - Ảnh 18.

Hằng năm những ngày sóc vọng, ngày đại lễ 18/5 âm lịch - Đức Huỳnh Giáo Chủ khai sáng Đạo Phật Giáo Hòa Hảo và 25/11 âm lịch - Đản sinh Đức Huỳnh Giáo Chủ, hàng triệu lượt tín đồ Phật giáo Hòa Hảo từ các nơi về chùa An Hòa Tự để dâng hương, chiêm bái vị hoạt Phật lâm phàm, và tỏ lòng kính ngưỡng.

An Hòa Tự chùa chánh, mang di tích lịch sử của đạo Phật Giáo Hòa Hảo, tọa lạc tại làng (xã) Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (nay là thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang), mà tín đồ trong đạo thường gọi là Chùa Thầy.

(Nguồn ảnh: Check in Phú Tân)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại