Ngân hàng Xây dựng sẽ được bồi hoàn bao nhiêu tiền sau đại án Phạm Công Danh?

Tòa đã tuyên án Phạm Công Danh lãnh án 30 năm tù, bồi hoàn hơn 4.000 tỷ đồng và gần 6.500 tỷ đồng của các bên thứ ba là tang vật của hành vi cố ý làm trái...

Sau hơn 1 tháng xét xử, trong đó có 10 ngày hội đồng xét xử nghị án, Toà án nhân dân TP Hồ Chí Minh đã tuyên các mức án đối với 36 bị cáo trong vụ án kinh tế lớn xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam. Đây được coi là vụ án gây thiệt hại lớn nhất trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam đến thời điểm này.

Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Phạm Công Danh 30 năm tù, đồng thời buộc Danh phải bồi thường toàn bộ số tiền thiệt hại.

Kết thúc phiên xét xử, tòa đã tuyên bị cáo Phạm Công Danh phải bồi hoàn cho Ngân hàng Xây dựng hơn 63 tỷ đồng lập khống đề án Core banking.

Bị cáo Phạm Công Danh cũng liên đới bồi hoàn Ngân hàng Xây dựng hơn 930 tỷ đồng trong lập khống hợp đồng thuê trụ sở, ủy thác đầu tư trái phép, vay không hồ sơ vay, chuyển tiền không ủy nhiệm chi.

Ngoài ra, Phạm Công Danh và Tập Đoàn Thiên Thanh liên đới bồi thường nợ gốc còn lại của các khoản vay của các công ty con, trị giá hơn 4.000 tỷ đồng của Ngân hàng Xây dựng. Cụ thể, phần còn lại của 2 khoản vay 609 tỷ đồng (công ty Thịnh Quốc và Đại Hoàng Phương); Số tiền 257 tỷ đồng khoản gốc của 2 công ty Thành Trí.

Công ty Cường Tín và Thanh Quang, Quang Đại, Nhất Nhất Vinh, An Phát tổng cộng 3200 tỷ đồng và tiền lãi đã ký kết với VNCB.

Gần 6.500 tỷ đồng của các bên thứ ba là tang vật của hành vi cố ý làm trái bị buộc phải chuyển trả Ngân hàng Xây dựng. Trong đó, Công ty Quỹ Lộc Việt bồi hoàn 3 tỷ đồng phí dịch vụ, vật chứng vụ án, yêu cầu bà Hứa Thị Phấn (nhóm Phú Mỹ) nộp lại 851 tỷ đồng, buộc thu hồi 5.190 tỷ đồng của nhóm Trần Ngọc Bích.

Tòa cũng tuyên giải toả kê biên 124 sổ tiết kiệm của Nhóm Trần Ngọc Bích và giao toàn bộ lại cho Ngân hàng Xây dựng để tất toán các khoản vay theo hợp đồng...

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại