Ngã vào dung nham vẫn có thể sống sót - Điều xảy ra duy nhất tại ngọn núi lửa lạnh nhất thế giới này

Thanh Mai |

Nếu có cuộc thi xem núi lửa nào "dị" hơn, hẳn vị trí top đầu phải thuộc về ngọn núi lửa tại Tanzania này rồi.

Ol Doinyo Lengai - mang nghĩa "Ngọn núi của Chúa" trong tiếng địa phương - nổi tiếng bởi là một trong những ngọn núi lửa có dung nham nguội nhất thế giới. Không những thế, nơi đây từng ghi nhận câu chuyện về một người không may ngã xuống nhưng vẫn sống sót trở về.

Dung nham ở đây "lạnh" tới mức hầu như luôn có màu đen, không bao giờ vượt quá 510°C - chỉ bằng nửa nhiệt độ tối thiểu 1.000°C của bazan - một trong những loại dung nham phổ biến nhất trên Trái đất.

Ngã vào dung nham vẫn có thể sống sót - Điều xảy ra duy nhất tại ngọn núi lửa lạnh nhất thế giới này - Ảnh 1.

Nhiệt tỏa ra của dung nham thậm chí còn không đủ để nung đỏ nó.

Độ nhớt của dung nham tại ngọn núi này cũng thuộc hàng siêu kì lạ. Do việc thiếu các chuỗi khung phân tử silic như núi lửa thông thường, dung nham ở đây chảy như nước, tạo thành những vệt uốn khúc như một dòng sông và đổ xuống dốc một cách dễ dàng.

Ngã vào dung nham vẫn có thể sống sót - Điều xảy ra duy nhất tại ngọn núi lửa lạnh nhất thế giới này - Ảnh 2.

Hầu hết dung nham thông thường có tốc độ chảy trên địa hình bằng phẳng không quá 10km mỗi giờ, bởi vậy việc tránh khỏi dòng chảy của nó cũng không phải điều gì khó khăn.

Thế nhưng, dung nham từ núi Ol Doinyo Lengai lại có thể vượt qua tốc độ chạy của con người dễ như trở bàn tay, tuy nhiên cũng thật may là nó chẳng mấy khi phun trào quá dữ dội.


Vậy điều gì khiến dung nham ngọn núi lửa này khác biệt đến vậy? Không giống với dung nham thông thường có cấu tạo dựa trên silic và oxy, loại dung nham này chứa rất nhiều các nguyên tố kiềm như canxi và natri.

Điểm nóng chảy của các chuỗi phân tử dạng này là rất thấp, tạo nên thứ dung nham "nguội" lạ lùng kể trên. Trên thực tế, ngoài Ol Doinyo Lengai còn có một vài ngọn núi lửa khác cũng sở hữu đặc điểm dung nham như vậy, và phần lớn tập trung ở Đông Phi.

Ngã vào dung nham vẫn có thể sống sót - Điều xảy ra duy nhất tại ngọn núi lửa lạnh nhất thế giới này - Ảnh 3.

Một điều đặc biệt nữa của Ol Doinyo Lengai đó là việc nó phun trào hóa ra lại được con người rất mong đợi. Lý do bởi nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng dung nham ở đây chứa nhiều nguyên tố đất hiếm – thứ thành phần quan trọng của các thiết bị điện tử hiện đại.

Ngoài ra, với tuổi thọ chạm mốc hơn 370.000 năm, đây cũng được coi là ngọn núi hữu ích phục vụ các công trình khảo cổ học.

Ngã vào dung nham vẫn có thể sống sót - Điều xảy ra duy nhất tại ngọn núi lửa lạnh nhất thế giới này - Ảnh 4.

Lần phun trào gần nhất của Ol Doinyo Lengai vào năm 2008.

Quay trở lại năm 2007, một người khuân vác địa phương trong một cuộc thám hiểm đã không may rơi xuống miệng núi lửa khu vực dung nham vẫn còn đang hoạt động.

Mặc dù với một cánh tay cùng cả hai chân bị bỏng nặng và phải nhập viện ngay sau đó, người đàn ông này suy cho cùng đã thực sự trèo ra được khỏi "địa ngục".

Ngã vào dung nham thì đúng không phải kỉ niệm đẹp đẽ gì rồi, thế nhưng dù sao nhân vật này cũng là người duy nhất trên thế giới có thể tự hào nói rằng: Tôi đã rơi xuống miệng núi lửa và vẫn sống sót cơ nhé!

Nguồn: Ifl Science

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại