Theo đưa tin của Science Alert vào ngày 9.11 vừa qua, một nhóm các nhà nghiên cứu của Đại học Bristol, Anh vừa phát hiện một bể chứa nước nằm sâu 15 km (khoảng 9,3 dặm) dưới núi lửa Uturuncu, Bolivia.
Khối nước khổng lồ này được một nhóm các nhà nghiên của Đại học Bristol vô tình phát hiện ra trong khi đang tìm hiểu về núi lửa Uturuncu.
Nhóm nghiên cứu cho rằng có thể còn tồn tại những hồ nước kì lạ ẩn bên dưới những ngọn núi lửa lớn khác trên hành tinh này. Việc khám phá ra những hồ nước ấy sẽ giúp giải quyết những bí ẩn trong lòng hành tinh và cơ chế hoạt động của núi lửa.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng khối lượng nước lên tới 1,5 km3, tương đương với lượng nước trong hồ Superior, hồ lớn và sâu nhất của Ngũ Đại Hồ ở Bắc Mỹ và lớn thứ ba thế giới.
"Nó nằm đâu đó giữa hồ Superior và hồ Huron" - nghiên cứu chính Jon Blundy nói - "Với khối lượng cực kì lớn."
Bể nước này được đặt tên là khối dung nham Altiplano-Puna. Nhưng bạn sẽ không muốn lặn nước ở đây đâu. Bởi không giống với hồ nước ngọt trên bề mặt, nhiệt độ của Altiplano-Puna lên tới 1.000 độ C và lẫn với đá nóng chảy. Nó có thể khiến núi lửa dễ phun trào hơn bao giờ hết.
Bể nước kì lạ có thể dẫn điện và dường như khiến các sóng địa chất chuyển động chậm hơn.
Bên cạnh đó, khối dung nham Altiplano-Puna có thể dẫn điện và dường như khiến các sóng địa chất chuyển động chậm hơn, không giống phần dung nham xung quanh không bị trộn lẫn với nước.
Để tìm hiểu sâu hơn về hoạt động của nó, nhóm nghiên cứu đã đem những hòn đá 500.000 năm tuổi phun ra từ núi lửa trộn lẫn với nước ở phòng thí nghiệm trong môi trường tương tự môi trường dưới bề mặt Trái Đất 15 km. Kết quả cho thấy, khoảng 8-10% nước hòa tan trong silicat nóng chảy.
Fabrice Gaillard, đến từ Đại học Orleans, Pháp, một trong những nhà nhà nghiên cứu, cho biết: "10% khối lượng của nước hòa tan trong silicat nóng chảy, tức là một phân tử nước kết hợp với ba phân tử silicat.
Đây là phần nước lớn bất thường giúp giải thích nguyên nhân dẫn điện rất tốt của chất lỏng silicat này"
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu chưa thể giải thích vai trò của tính dẫn điện cũng như ảnh hưởng của nó tới các vụ phun trào núi lửa. Liệu đó có phải là dấu hiệu của bể chứa nước bí mật nằm sâu dưới các núi lửa lớn khác hay không?
"Nghiên cứu này đã mang lại một sáng kiến mới về chu kỳ dẫn nước sâu dưới bề mặt Trái Đất.
Nó cũng nhắc nhở rằng chúng ta còn thiếu sót thế nào trong việc hiểu về sự vận chuyển các dòng nước thông qua lớp vỏ Trái Đất trong khoảng thời gian địa chất." - Steve Jacobsen, giảng viên tại đại học Northwestern ở Evanston, Illinois, trả lời New Scientist.