Nga tự bóc mẽ sau đòn đánh khủng bố tại Syria

Tuấn Hưng |

Nga cho biết tầm bay không cần tiếp nhiên liệu của Tu-95 vào khoảng 10.000 km, tuy nhiên khi tấn công khủng bố tại Syria vừa qua, Moskva đã tự bóc mẽ mình.

Không quân Nga cho biết, để thực hiện đòn tấn công quân khủng bố bằng tên lửa Kh-101 hôm 17/11, chiếc Tu-95 đã xuất phát từ căn cứ Engels phía Bắc nước Nga, bay từ biển Bắc xuống Đại Tây Dương rồi vào Địa Trung Hải đến gần không phận Syria với hành trình bay gần 11.000 km.

Với quãng đường này, oanh tạc cơ Tu-95 của Nga đã phải tiếp nhiên liệu trên không 2 lần. Chiếc oanh tạc cơ này đã phóng tên lửa hành trình tầm xa Kh-101 khi bay phía trên Địa Trung Hải, tên lửa đã đánh trúng mục tiêu của quân khủng bố IS và quân al-Nusra ở Syria. Sau thực hiện xong đòn tấn công, máy bay đã quay về Nga an toàn.

 Nga tự bóc mẽ sau đòn đánh khủng bố tại Syria  - Ảnh 1.

Máy bay Tu-95 bị F-22 kèm sát hồi năm 2014

Sức mạnh của đòn tấn công này khiến phương Tây không thể phủ nhận, tuy nhiên thông tin về đợt tấn công này đã tự tố Nga nói quá về sức mạnh của "ông lão" Tu-95 của mình.

Theo thông tin từng được Nga nhiều lần tuyên bố, cùng với Tu-160, oanh tạc cơ Tu-95 có tầm bay không cần tiếp nhiên liệu khoảng 10.000 km. Tuy nhiên, khi thực hiện đòn tấn công khủng bố tại Syria hôm 17/11, máy bay này đã phải thực hiện tiếp nhiên liệu 2 lần cho quãng đường là 11.000 km.

Mặc dù vậy, Moskva vẫn tự tin so sánh máy bay này với B-52 của Mỹ và khẳng định Tu-95 vượt trội. Người Mỹ gọi loại máy bay Tu-95 của Nga là gấu và B-52 là pháo đài bay. Cho đến nay, các cuộc tranh cãi về việc máy bay nào tốt hơn vẫn chưa đi đến hồi kết.

Để trả lời phần nào vấn đề này, kênh truyền hình quốc phòng STAR đã có cuộc phỏng vấn ông Nikolai Bodrihin - nhà sử học, chuyên gia quân sự, nghiên cứu lịch sử hàng không quân sự.

Chuyên gia Nikolai Bodrihin cho biết cả hai máy bay Tu-95 và B-52 đều phát triển từ máy bay ném bom đến máy bay ném bom trang bị tên lửa chiến lược. Tuy chúng có những đặc tính kỹ thuật khác nhau nhưng tựu chung về cơ bản là giống nhau về nhiệm vụ.

"Tầm bay của Tu-95 và B-52 là khoảng trên 10.000 km, cả hai máy bay này đều có thể tiếp cận lãnh thổ của đối phương dưới mọi hình thức, thậm chí đường bay của chúng không phải theo đường thẳng mà chúng có thể bay từ Tây sang Đông, chúng có trần bay thực tế tương tự nhau.

Về tốc độ thì B-52 của Mỹ nhỉnh hơn so với Tu-95 là khoảng 1.000 km/h so với 850 km/h", ông Nikolay Bodrihin nhấn mạnh. Về động cơ: xét về tính kinh tế thì động cơ của Tu-95 trội hơn so với B-52.

"Nếu B-52 bay một quãng đường dài 10.000 - 12.000 km, chúng sẽ đốt hết khoảng 160 - 170 tấn nhiên liệu, trong khi chiếc Tu-95 chỉ đốt có 80 tấn. Như vậy, Tu-95 tiết kiệm được một nửa số nhiên liệu. Nếu tính toán tỷ mỷ, Tu-95 tiêu thụ 7 kg nhiên liệu/km còn B-52 là khoảng 13 kg/km", chuyên gia Nikolay Bodrihin cho biết.

Tuy vậy, ông Nikolay Bodrihin vẫn phải thừa nhận rằng B-52 của Mỹ vượt trội hơn Tu-95 về mặt mang vũ khí, khối lượng bom đạn B-52 có thể mang được nhiều hơn so với Tu-95.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại