"Với Mỹ, đây có lẽ không phải là vấn đề. Họ dường như không coi đây là vấn đề bởi họ tin rằng họ ở một lục địa khác nên việc cung cấp các chất phóng xạ được sử dụng nhằm vào các đối thủ sẽ không ảnh hưởng đến họ", bà Zakharova cho hay bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giới St. Petersburg.
Bộ Ngoại giao Nga. Ảnh: Sputnik
Dù vậy nhà ngoại giao này nhấn mạnh: "Đạn urani nghèo sẽ gây tổn hại cho mọi thứ, bao gồm cả môi trường".
Ngày 13/6, truyền thông Mỹ dẫn lời các quan chức nước này cho biết chính quyền Tổng thống Biden sẽ chấp nhận cung cấp đạn urani nghèo cho Ukraine.
Theo một số nguồn tin, việc chuyển giao dự kiến bắt đầu được thực hiện trong vòng vài tuần tới, vào thời điểm phương Tây hoàn tất quá trình huấn luyện kíp lái xe tăng M1 Abrams cho Ukraine. Số lượng chính xác đạn urani nghèo mà Mỹ xem xét cung cấp cho Ukraine vẫn chưa được tiết lộ.
Urani nghèo là sản phẩm phụ của quá trình tạo ra urani - được sử dụng trong nhiên liệu hạt nhân và vũ khí. Mặc dù kém mạnh hơn nhiều so với urani đã được làm giàu và không có khả năng tạo ra phản ứng hạt nhân, nhưng urani nghèo cực kỳ đậm đặc, đặc biệt hiệu quả trong việc xuyên phá lớp giáp hạng nặng trên chiến trường./.