Theo hãng CNN, Tổng thống Putin đã có nhiều cuộc điện đàm nói chuyện với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bị loại khỏi chương trình F-35 của Mỹ vì mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Moscow. Ankara dường như thể hiện nghiêng về phía Moscow nhiều hơn.
Tuy nhiên, mọi thứ đang thay đổi. Sau xung đột ở Syria, hai nước gần đây lại tỏ ra "khó chịu" với nhau sau sự rút lui của Mỹ. Giới quan sát nhận định, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ không còn tương tác thân thiết nhiều nữa. Trong bối cảnh cuộc giao tranh đang diễn ra và leo thang căng thẳng tình hình giữa Armenia và Azerbaijan, Tổng thống Erdogan đang khiến Nga đang trở thành điểm nóng phức tạp nhất trong nhiều năm qua.
Sự ủng hộ hết mình của Thổ Nhĩ Kỳ cho chiến dịch Azerbaijan và hoàn toàn có thể, Ankara tạo điều kiện cho lính đánh thuê Syria hỗ trợ Azerbaijan. Trong khi đó, Armenia đã đề nghị khôi phục lại hình thức đàm phán cũ, thu hút sự ủng hộ của Mỹ và thề sẽ chiến đấu.
Điều này đang làm mất đi một số nền tảng. Và khi cuộc pháo kích diễn ra ở các khu vực dân sự với tần suất cao thì Moscow phải có phản ứng. Với tư cách là trung gian ảnh hưởng khu vực, Nga liên tục có quan hệ tốt với cả Azerbaijan và Armenia. Moscow từng sử dụng ngoại giao nhằm chấm dứt tiếng súng. Tuy nhiên, vấn đề của cả Azerbaijan và Armenia đang rơi vào giai đoạn lộn xộn ở sân sau của Moscow khiến Nga đang khó nắm bắt.
Armenia dường như không có năng lực kỹ thuật để ngăn chặn máy bay không người lái và tốc độ tấn công của Azerbaijan. Thay thế vào đó, Azerbaijan đang mở rộng xung đột bằng pháo kích vào các thành phố lớn. Đây là thời điểm mà Moscow ắt hẳn sẽ có hành động hoặc đe dọa hoặc đánh bom để khiến mọi thứ trở lại trật tự cũ.
Tuy nhiên, Nga đến hiện tại chưa có bất kỳ hành động nào.
Trong tuần này, Tổng thống Putin đã nói chuyện với Hội đồng an ninh của Nga trong hội nghị trực tuyến. Trang web của Kremlin đã nhắc đến vấn đề này.
Giới quan sát lập luận rằng chính quyền Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã thận trọng tiếp cận gần hơn với liên minh châu Âu (EU) nhằm thúc đẩy cân bằng quan hệ kinh tế mạnh mẽ với Nga.
Cách thức này được cho là phép tính rủi ro cho Moscow khi Armenia đến gần hơn với EU – mặc dù rất chậm.
Một lập luận khác cho rằng Nagorno-Karabakh là một khu vực miền núi nằm bên trong biên giới của Azerbaijan và xuất hiện một điểm bất thường khó hiểu trên bản đồ - nhưng lại không đủ giá trị chiến lược khiến Moscow phải bận tâm đến việc sử dụng sức mạnh quân sự hay chính trị. Tuy nhiên, Armenia lại là một tài sản dài hạn đối với Kremlin khiến Moscow sẵn sàng chiết khấu giá mua vũ khí trong các thương vụ đối với thành viên của Tổ chức Hiệp ước an ninh Tập thể (CSTO) bất chấp căng thẳng với Azerbaijan.
Tổ chức Hiệp ước an ninh Tập thể dự kiến sẽ tổ chức các cuộc tập trận quân sự trong tuần này ở Belarus có tên là Indestructible Brotherhood (tạm dịch Tình anh em bất hoại). Armenia rõ ràng đã không nằm ngoài tầm ngắm của Nga. Ít nhất Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã có một vài lần điện đàm với Tổng thống Vladimir Putin trước đó.
Ở phương Tây, Nga luôn được đánh giá về vai trò nổi trội với vai trò trung gian xử lý các xung đột. Moscow đã chứng kiến nhiều khủng hoảng và khiến nước này phải có hành động giải quyết. Trong khi đó, biểu hiện của Mỹ hay châu Âu chỉ đơn giản bày tỏ quan ngại đối với tình hình được đánh giá là căng thẳng nhất.
Tuy nhiên, gần đây điện Kremlin đã can thiệp vào nhiều vấn đề. Moscow hiện có các lực lượng ủy nhiệm ở Ukraine, Syria và Libya. Nga cũng đã gửi hỗ trợ khẩn cấp và ảnh hưởng đối với vấn đề của Belarus. Chỉ nói sơ qua như vậy cũng hiểu là rất nhiều vấn đề nổi trội và có sự tham gia của Moscow. Liệu Nga có đủ nguồn lực để sẵn sàng giải quyết vấn đề tiếp theo nữa hay không?
Việc nhắc đến sức mạnh của Nga giải quyết xung đột Nagorno-Karabakh cũng không hề dễ dàng. Nga có căn cứ ở Yerevan và Gyumri, Armenia nhưng sẽ phải điều thêm người và vật tư đến hoặc phải nhờ Georgia cho quá cảnh trên bộ. Điều đó có vẻ cần một thời gian dài hoặc chậm lại lộ trình. Trong khi đó, người Azerbaijan được đánh giá có ưu thế về kỹ thuật và chiến lược.
Theo các chuyên gia, Tổng thống Vladimir Putin cũng không hề thấy thoải mái diễn biến như vậy trong nước. Xếp hạng các cuộc thăm dò ý kiến gần đây đều đánh giá mức độ hồi phục của dịch bệnh và giải quyết căng thẳng nội bộ. Tuy nhiên, kinh tế vẫn là vấn đề của Nga hiện tại. Trong khi đó vẫn đề Belarus vẫn chưa thể đi vào ổn định. Bây giờ có lẽ không phải là thời điểm phù hợp để Nga bắt đầu cuộc phiêu lưu quân sự mới trong vai trò trung gian.