Thông tin trên do ông Alexander Krasovitsky, Tổng Giám đốc Công ty Military-Industrial Company (VPK) - nơi thiết kế vũ khí này, cho biết.
"Chúng tôi lên kế hoạch chế tạo 1 xe tăng bánh hơi. Nó dựa trên cùng khung gầm (xe Boomerang) nhưng được trang bị 1 pháo cỡ nòng lớn hơn. Chúng tôi sẽ bàn về việc này trong tương lai gần" - ông Krasovitsky nói với kênh truyền hình TV Zvezda.
Nga sẽ chế tạo 1 mẫu pháo tự hành diệt tăng dựa trên khung gầm xe bọc thép Boomerang trong tương lai gần. Nguồn ảnh: Vitaly V. Kuzmin
Phiên bản xe diệt tăng của Boomerang có thể được trang bị 1 module chiến đấu với pháo 125mm tương tự như mẫu xe Sprut-SDM1 của lực lượng đổ bộ đường không
Trao đổi với hãng thông tấn TASS, tổng biên tập tạp chí Arsenal Otechestva - ông Viktor Murakhovsky nói:
"Tôi tin rằng đó là 1 module tác chiến dùng trên pháo chống tăng tự hành Sprut-SDM1 dành cho lực lượng đổ bộ đường không. Nó có 1 pháo cỡ nòng 125mm. Khối lượng và kích thước của tháp pháo này phù hợp với khung gầm xe Boomerang bởi nó có cùng khối lượng với xe Sprut".
Ông Murakhovsky tin rằng quá trình nghiên cứu và phát triển để tích hợp tháp pháo lên xe Boomerang có thể hoàn thành trong vòng 2-3 năm. Nó sẽ trở thành 1 xe tăng hạng nhẹ nếu được trang bị pháo 125mm.
Theo vị chuyên gia, Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu (CFE) năm 1990 (Nga đã đình chỉ hiệp ước này vào năm 2007) xếp các mẫu xe bánh hơi vào loại xe tăng nếu nó hội đủ những điều kiện sau: cỡ nòng pháo lớn hơn 75mm, khối lượng hơn 16,5 tấn và tháp pháo có thể xoay 360 độ.
So sánh ưu, nhược điểm giữa khung gầm bánh xích và khung gầm bánh hơi, ông Murakhovsky cho rằng, khung gầm bánh hơi với khối lượng như vậy sẽ có chi phí vận hành và bảo trì thấp hơn, các linh kiện của nó có thể sử dụng với xe dân sự và thường những mẫu xe này có khả năng bơi.
Khung gầm xe bánh xích có chi phí vận hành cao hơn, nguồn cung thiết bị bảo trì ít nhưng chúng lại có khả năng hoạt động trên mọi địa hình và khả năng bảo vệ tốt hơn.
Trung Quốc nhái xe bọc thép chở quân Bumerang.