Cụ thể, cơ quan này cho biết trong một thông báo: “Số tiền được phân bổ để mua ngoại tệ và vàng là 172,9 tỷ rúp. Các giao dịch sẽ được thực hiện từ ngày 6/9 đến 4/10, tương đương khối lượng mua ngoại tệ và vàng hàng ngày là 8,2 tỷ rúp.”
Khoản chi tiêu mới nhất lớn gần gấp 7 lần khối lượng hàng ngày là 1,12 tỷ rúp (12,4 triệu USD) mà Bộ này đã chi từ ngày 7/8 đến 5/9, tổng cộng là 24,65 tỷ rúp (272,8 triệu USD).
Cơ quan này kỳ vọng doanh thu từ hoạt động bán dầu khí sẽ ở mức 162 tỷ rúp vào tháng 9. Trong khi đó, doanh thu thực tế trong tháng 8 cao hơn 10,9 tỷ rúp (129 triệu USD) so với ước tính trước đó. Con số mới giúp Nga ước tính được quy mô khoản tài chính được ngân hàng trung ương Nga (BOR) thực hiện trên thị trường tiền tệ, nhằm bổ sung và giải ngân Quỹ Tài sản Quốc gia (NWF).
Ngoài khoản chi mới được Bộ Tài chính công bố, BOR sẽ bán 0,2 tỷ rúp (2,2 triệu USD) tiền tệ mỗi ngày. Trước đó, giá trị các khoản bán ra đạt 7,8 tỷ rúp (86,3 triệu USD) mỗi ngày trong giai đoạn 7/8 đến 5/9.
Vào tháng 8/2023, Bộ Tài chính Nga đã tái khởi động kế hoạch mua vàng và tiền tệ sau 18 tháng bán ròng khi Moscow hưởng lợi từ giá dầu cao hơn.
Nga đã kết thúc gần 1 năm tạm dừng can thiệp vào thị trường ngoại hối vào tháng 1/2023 khi bắt đầu bán dự trữ Nhân dân tệ để tránh ảnh hưởng của biến động trên thị trường hàng hoá. Động thái mua ngoại tệ này đã được tạm dừng vào cuối tháng 1/2022 và bị đình chỉ sau khi mâu thuẫn với Ukraine xảy ra.
Do phần lớn dự trữ tiền tệ của Nga bị đóng băng do lệnh trừng phạt của phương Tây, nên Nhân dân tệ là tài sản chính để Nga thực hiện các động thái này. Khoảng 1/3 doanh thu ngân sách của Nga đến từ ngành dầu khí.
Trong khi đó, hãng thông tấn Vyorstka tiết lộ, Nga đã nhập khẩu hơn 29 triệu USD tiền giấy USD và euro từ quốc gia châu Phi Rwanda trong năm nay, bất chấp lệnh trừng phạt của phương Tây đối với việc nhập khẩu tiền mặt. Động thái này cho thấy USD và euro vẫn là công cụ hữu ích đối với các hoạt động thương mại và du lịch của Nga.