The Guardian: Các quốc gia nghèo cầu cứu vì Covid-19, TGĐ IMF nói "chưa bao giờ nhận được nhiều yêu cầu hỗ trợ như vậy"

Hoài Nguyễn |

Kristalina Georgieva, người đứng đầu IMF nói rằng thế giới đang bước vào thời kỳ suy thoái nghiêm trọng hoặc tồi tệ hơn cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009.

Hơn 80 quốc gia nghèo và thu nhập trung bình thấp đang tìm kiếm sự giúp đỡ tài chính từ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) trong những tuần gần đây khi họ đang cố gắng đối phó với sự sụp đổ kinh tế từ dịch bệnh Covid-19.

Bà Kristalina Georgieva cho biết quỹ cần tăng cường tiềm lực để giải quyết số lượng yêu cầu chưa từng có.

IMF đặc biệt lo ngại về nguy cơ khủng hoảng nợ mới ở các nước nghèo nhất thế giới, bà Georgieva cũng nói thêm rằng có cả áp lực đối với tất cả các chủ nợ bao gồm cả khu vực tư nhân, họ phải đưa ra giải pháp trước khi quá muộn.

"Chúng tôi đang tìm giải pháp đặc biệt là cho các nước thu nhập thấp. Nhiều nước trong số đó không ở vị thế mạnh trước cuộc khủng hoảng này và có mức nợ cao. Chúng ta cần phải sớm có phương án cho các quốc gia đang nợ trước khi nó trở thành một vấn đề lớn đối với họ và nền kinh tế thế giới.", bà Georgieva nói.

David Malpass - Chủ tịch Ngân hàng Thế giới cho biết tổ chức của ông đang làm việc với IMF trong một kế hoạch cứu trợ. Ngân hàng sẽ tài trợ trước và hỗ trợ cho khoản vay mềm đối với các nước nghèo nhất, nhưng họ cũng sẽ cần miễn trừ nợ.

Đây là cách duy nhất các nước có thể làm là tập trung tất cả nguồn lực để chống lại đại dịch và hậu quả kinh tế và xã hội của nó. Malpass nói thêm rằng khoản nợ của các chủ nợ là các nước giàu đã được ước tính là 14 tỷ đô la Mỹ (khoảng 11.3 tỷ Euro) trong năm nay.

Georgieva, phát biểu sau cuộc họp cơ quan chủ quản của IMF, cho biết 50 quốc gia thu nhập thấp và 31 quốc gia thu nhập trung bình thấp - chiếm hơn 40% trong số 189 thành viên của quỹ - đã liên lạc và yêu cầu hỗ trợ thêm.

Bà nói thêm rằng một phương án thận trọng cũng đặt ra nhu cầu tài chính của các nước có thị trường mới nổi ở mức 2,5 triệu đô la và họ không thể tự mình trả được số tiền đó. Kể từ khi thị trường tài chính bắt đầu lo sợ về tác động của Covid-19, 83 tỷ đô la đã rời khỏi các thị trường mới nổi khi các nhà đầu tư tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn.

"Chúng tôi trước đây chưa bao giờ nhận nhiều các yêu cầu hỗ trợ như vậy", Georgieva cũng cho biết thêm rằng nhiều quốc gia đang bị ảnh hưởng đồng thời bởi nhu cầu trong nước giảm, xuất khẩu giảm, mất vốn tài trợ và giảm giá hàng hóa. "Chúng tôi đang tập trung vào việc cung cấp một phương án nhanh chóng cho các yêu cầu tài chính khẩn cấp".

Nhân viên IMF đang cố gắng đưa ra dự báo nửa năm cho nền kinh tế toàn cầu, dự kiến sẽ được công bố vào tháng tới. Georgieva nói: "Thật đáng tiếc là chúng tôi đang dự đoán một cuộc suy thoái cho năm 2020 và chúng tôi nghĩ là nó sẽ khá nghiêm trọng. Chúng tôi cố gắng thúc giục các nước tăng cường các biện pháp ngăn chặn mạnh mẽ để chúng tôi có thể thêm thời gian."

Bà nói thêm: "Chúng tôi dự kiến nền kinh tế sẽ dần phục hồi vào năm 2021 và đó có thể là một sự phục hồi đáng kể, nhưng chỉ khi chúng ta thành công trong việc kiềm chế virus và ngăn chặn vấn đề thanh khoản chuyển thành vấn đề về khả năng thanh toán."

Trong các ngày gần đấy Donald Trump đã bày tỏ mong muốn đưa Hoa Kỳ hoạt động trở lại, nhưng giám đốc điều hành IMF cảnh báo rằng việc chữa trị Covid-19 vẫn cần phải được ưu tiên: "Cho đến khi kiểm soát được virus, sẽ rất khó để trở lại với cuộc sống mà ta mong muốn."

The Guardian: Các quốc gia nghèo cầu cứu vì Covid-19, TGĐ IMF nói chưa bao giờ nhận được nhiều yêu cầu hỗ trợ như vậy - Ảnh 3.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại