Nếu so về tuổi đời và độ tinh xảo, chưa chắc kim tự tháp ở Ai Cập đã là nhất!

Bích Luyện |

Bởi tại Nubia, các nhà khảo cổ tìm thấy nhiều kim tự tháp kích cỡ, cấu trúc khác nhau có tuổi đời cũng như thiết kế có phần hơn so với ở Ai Cập.

Những phát hiện mới nhất về khảo cổ đã củng cố lại nhận định táo bạo rằng: Đế chế các Pharaoh da đen cai trị hơn 4000 năm ở Nubia đã xây dựng nhiều kim tự tháp hơn, đẹp hơn cả ở Ai Cập và văn minh Ai Cập đi sau Sudan nhiều thập kỷ.

Khoảng thế kỷ thứ 7 TCN, các Pharaoh da đen ở Nubia nắm quyền cai trị toàn bộ mậu dịch khu vực châu Phi nên có nguồn thu dồi dào, từ đó họ có khả năng xây dựng nền 1 văn minh tiến bộ và rực rỡ nhất châu Phi trong suốt nhiều thế kỷ.

Nếu so về tuổi đời và độ tinh xảo, chưa chắc kim tự tháp ở Ai Cập đã là nhất! - Ảnh 1.

Những thành tựu của thời kỳ hoàng kim là quần thể thành phố đầu tiên bên bờ sông Nile, đỉnh cao của sự xa hoa là hơn 220 kim tự tháp mọc lên, nhiều gấp đôi so với Ai Cập. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử và chiến tranh đổ nát, ngày nay 1 số kim tự tháp này vẫn còn hiện diện và chứa đựng nhiều bí ẩn với nhân loại.

Kim tự tháp ở Sudan

Theo tờ The Atlantic, kim tự tháp ở Sudan tập trung chủ yếu ở vùng Meroe (Thủ phủ của vương quốc Kush thịnh vượng xưa kia). Ngoài ra, ở đây có khoảng gần 180 kim tự tháp, so với ở Giza Ai Cập thì các Kim tự tháp ở Meroe nhỏ hơn, nền hẹp hơn nhưng lại dốc hơn nhiều, đây cũng chính là nơi các Pharaon da đen lựa chọn để yên nghỉ tại cố hương.

Do nằm giữa vùng đại sa mạc nắng gió, trải qua hàng ngàn năm nên mọi ngả đường dẫn vào hầm mộ các Pharaon bên trong kim tự tháp hầu như bị lấp bởi cát và đất đá.

Theo tổ chức Unesco, do nằm ở vùng trung tâm nên nơi đây tiếp thu các nền văn hóa lân cận, tạo ra sự tổng hòa từ Ai Cập, Hy Lạp, La Mã và những vùng quanh sa mạc Sahara. Trải qua hơn 40 đời Pharaoh da đen trị vì đã liên tục xây dựng những kim tự tháp đẹp với nhiều họa tiết tinh xảo hơn.

Nếu so về tuổi đời và độ tinh xảo, chưa chắc kim tự tháp ở Ai Cập đã là nhất! - Ảnh 2.

Họa tiết và ký tự ở các Kim tự tháp Sudan vẫn là ẩn số với nhân loại.

Các kim tự tháp được xây dựng cổng quay về hướng đông đón mặt trời mọc, liền kề đó là các đền thờ các vị thần. Các kim tự tháp này vỏ bằng đá khối, bên trong là đá vụn được xây dựng trực tiếp trên nền mà không cần móng.

Khi xây dựng người ta tính toán tỉ mỉ, chặt chẽ về cấu trúc và các lớp của kim tự tháp để chúng trường tồn với thời gian.

Trên bề mặt kim tự tháp họ ghi các ký hiệu, ký tự khác lạ, các nhà khảo cổ cho rằng họ đã phát minh ra chữ viết đến nay còn nhiều điều nhân loại chưa thể giải thích được. Với hàm lượng sắt cao nên màu của các công trình ở đây đặc trưng vàng thẫm, pha chút nâu.

Mặc dù kim tự tháp là nơi chôn cất các thành viên hoàng tộc, tuy nhiên khác với Ai Cập cho đến hiện tại ở Sudan hầu như chưa tìm thấy xác ướp, cùng vàng bạc châu báu được tùy táng cùng với các Pharaoh và hoàng hậu.

Nhiều giả thuyết cho rằng có thể dưới tầng cát và đất cứng rắn trên sa mạc thì sâu dưới lòng đất mỗi kim tự tháp mới là nơi án táng các đồ vật đáng giá của thành viên hoàng gia.

Nếu so về tuổi đời và độ tinh xảo, chưa chắc kim tự tháp ở Ai Cập đã là nhất! - Ảnh 3.

Những kim tự tháp nhỏ được cho là nơi an táng của trẻ em hoàng gia bị yểu mệnh.

Tại Nubia, các nhà khảo cổ tìm thấy nhiều kim tự tháp kích cỡ, cấu trúc khác nhau, không đồng nhất như Ai Cập. Những kim tự tháp lớn thì có chân đế rộng khoảng 7m, cao 30m, những kim tự tháp nhỏ chỉ khoảng 75cm và theo giới nghiên cứu dường như có những kích cỡ khác biệt do tuổi tác, chức vị của người được chôn cất.

Những kim tự tháp nhỏ được cho là nơi an táng các trẻ em thuộc dòng tộc hoàng gia bị yểu mệnh. Niên đại của các kim tự tháp này đều vài ngàn năm tuổi và vẫn còn là ẩn số đến ngày nay.

Nếu so về tuổi đời và độ tinh xảo, chưa chắc kim tự tháp ở Ai Cập đã là nhất! - Ảnh 4.

Các công trình trên đảo Meroe bên bờ sông Nile và sông Atbara đã được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới, tuy nhiên do những bất ổn về chính trị và chiến tranh kéo dài nên gây nhiều cản trở cho công tác khảo nghiệm của các đoàn khảo cổ.

Hiện nay, Sudan đã đón khách du lịch đến thăm quan các di tích tuy nhiên vẫn rất hạn chế do ảnh hưởng của chiến tranh.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại