Trong môi trường công sở, ai cũng mong muốn mình ngày càng giỏi, ngày càng thành công và có danh tiếng.
Nhưng muốn thành công đòi hỏi phải có rất nhiều nhân tố khác nhau, mà không phải ai trong chốn công sở cũng được như ý muốn.
Có những người đi làm đã 5 năm hay thậm chí là 10 năm nhưng mức lương và địa vị không chút khởi sắc. Ngược lại có những người mới đi làm 1, 2 năm mà đã lương cao chức trọng.
Tại sao lại như vậy? Đó là bởi những người được lãnh đạo cấp trên quan tâm và chủ động cất nhắc thường sẽ sở hữu đủ 5 đặc điểm mà không phải ai cũng có sau:
01
Chủ động và tích cực làm việc
Sự khác biệt lớn nhất giữa những người cùng chung địa vị đó chính là tinh thần chủ động và tích cực làm việc.
Cùng là một nhiệm vụ công việc, có người tích cực chủ động hoàn thành một cách hiệu quả và chất lượng cao.
Nhưng có những người lại lơ là, trì hoãn. Dĩ nhiên, bất cứ vị lãnh đạo cấp trên nào cũng đều sẽ yêu quý người có tinh thần tự giác tích cực hoàn thành nhiệm vụ hơn.
Jack Ma từng có một câu nói vô cùng kinh điển rằng: "Đêm ngủ nghĩ trăm vạn nẻo đường, sáng dậy vẫn đi con đường cũ".
Đại ý nếu chỉ suy nghĩ viển vông mà không chủ động bắt tay vào làm thì mọi thứ đều chỉ là "hoàng lương nhất mộng", suy nghĩ viển vông.
Nếu bạn không có tính chủ động và tích cực làm việc tại nơi công sở, thì mọi thứ đề.
Cựu chủ tịch điều hành ABB Percy Barnevik đã từng nói: "Sự thành công của một doanh nghiệp 5% là nhờ chiến lược và 95% là nhờ việc chủ động hành động".
Chủ động làm việc, giải quyết vấn đề nhanh nhất có thể, đồng thời tiến hành chiến lược không bớt không xén mới là đạo lý sinh tồn thép của doanh nghiệp.
Muốn được lãnh đạo cấp trên coi trọng thì điều quan trọng nhất đó chính là tinh thần chủ động làm việc.
So với những người yêu thích sự trì hoãn thì những người luôn tìm mọi cách hiện thực hóa "ý nghĩ" mà lãnh đạo cấp trên đề ra một cách nhanh nhất thường được quan tâm và ưu ái nhiều hơn.
02
Tôn trọng và phục tùng lãnh đạo cấp trên
Dù bạn đang ở cương vị nào hay làm bất cứ công việc gì thì đều phải tôn trọng và phục tùng mọi sự sắp xếp của lãnh đạo cấp trên.
Tôn trọng cung cách quản lý cũng như phương châm dùng người của lãnh đạo cấp trên mới có thể hoàn thành tốt bổn chức công việc của mình một cách tích cực và hiệu quả nhất.
Những người tôn trọng lãnh đạo cấp trên thường khiêm tốn, biết kính trên nhường dưới và không nói bóng gió sau lưng người khác.
Dù là cấp trên hay cấp dưới đều cần phải có sự tôn trọng lẫn nhau. Cho dù tranh chấp công việc hay bất đồng quan điểm cũng tuyệt đối không được phỉ báng hay hủy hoại danh tiếng của người khác.
Làm việc không kén cá chọn canh, nghe theo sự sắp xếp công việc của lãnh đạo cấp trên. Luôn nhắc nhở bản thân cố gắng hoàn thành công việc đạt hiệu quả chất lượng, tuyệt đối không được bớt xén công việc mà cấp trên giao phó.
Phục tùng cũng là một kiểu ý thức làm việc nhóm. Chỉ khi tinh thần làm việc nhóm trong công ty, doanh nghiệp vững mạnh thì mới giống như biển rộng thu nạp trăm sông, mênh mông dạt dào vô bờ bến.
Những người tôn trọng và phục tùng lãnh đạo cấp trên ắt sẽ được trọng dụng và đánh giá cao.
03
Biết đối nhân xử thế
Nhà văn Dale Carnegie đã từng nói: "Sự thành công của một người chỉ có 15% là nhờ kiến thức chuyên môn, còn lại 85% là dựa vào các mối quan hệ xã hội và khả năng đối nhân xử thế của người đó".
Chốn công sở chính là một xã hội thu nhỏ. Có sự ấm áp của tình người, đồng thời cũng có nanh vuốt của sự lừa gạt. Những người có thể tồn tại và phát triển luôn là những người biết đối nhân xử thế.
Đối nhân sử thế là tố chất cần thiết trong chốn công sở. Hai người dù có năng lực tương đương nhau nhưng trong công việc ắt vẫn có sự phân biệt cao thấp. Cổ nhân có câu: "Người có được lòng dân ắt có được Thiên Hạ".
Trong xã hội công sở thu nhỏ cũng vậy, chỉ cần có mối quan hệ hài hòa với lãnh đạo cấp trên và đồng nghiệp, công việc ắt sẽ thuận lợi như ý.
Bất cứ người lãnh đạo cấp trên nào cũng đều mong muốn nhân viên của mình tích cực cầu tiến, nhiệt huyết với công việc nhưng họ càng hy vọng tập thể đoàn kết, đồng tâm hiệp lực cùng nhau tiến bộ hơn.
"Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao", khả năng đối nhân xử thế không những ảnh hưởng tới tiền đồ phát triển của cá nhân mà còn lan tỏa tới cả tập thể.
Những người nhân viên không rảnh rỗi tám chuyện, không bàn luận thị phi mới là những nhân tài thực sự đáng được lãnh đạo công ty bồi dưỡng cất nhắc.
04
Tinh thần làm việc nhóm cao
Dù làm gì ở đâu đơn phương độc mã thường bại trận rất nhanh, nhưng nếu cả tập thể đồng tâm hiệp lực sẽ phát triển lâu dài.
Bốn thầy trò Đường Tăng trong Tây Du Kí lấy được chân Kinh không chỉ nhờ vào sự bất bại, thần thông quảng đại của Tôn Ngộ Không. Mà quan trọng hơn cả đó là tinh thần đồng tâm hiệp lực, cùng nhau nỗ lực vì một mục tiêu duy nhất đó là đến Tây Thiên thỉnh Kinh của cả bốn thầy trò.
Chốn công sở cũng giống như vậy, một người dù tài năng đến mấy cũng không bằng cả một tập thể tài ba.
Trong tập thể công ty, doanh nghiệp mỗi người một chức vụ, lại biết đoàn kết, đồng tâm hiệp lực, ai cũng muốn góp sức vì tập thể, như vậy mới có thể tối đa hóa giá trị bản thân cũng như cả cộng đồng.
Những người có tinh thần làm việc nhóm luôn cùng mọi người hoàn thành công việc hiệu quả, sáng lập thành tích cao đồng thời có thể duy trì mối quan hệ tốt đẹp với cấp trên đồng nghiệp ắt sẽ vô cùng suôn sẻ trên con đường xây dựng sự nghiệp cá nhân nói riêng và sự nghiệp tập thể nói chung.
Ngược lại những người chỉ biết há miệng chờ sung, ngồi đợi hưởng lợi, không chịu góp công sức sớm muộn cũng sẽ bị đào thải.
05
Có lòng biết ơn
Những người luôn có lòng biết ơn sẽ vứt bỏ được muộn phiền và có được cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc. Những người có lòng biết ơn luôn tràn đầy nhiệt huyết, không sợ gian khó hiểm nguy, luôn vững bước tiến về phía trước.
Lòng biết ơn cũng là một trong những tiêu chuẩn đánh giá tuyển chọn nhân tài. Rất nhiều người lãnh đạo khi phỏng vấn thường sẽ hay hỏi ứng viên:
- Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?
- Bạn nghĩ như thế nào về sếp cũ?
- Bạn có được gì ở công ty cũ…
Hầu hết lãnh đạo cấp trên ít nhiều đều sẽ có suy nghĩ rằng: "Tôi cho các bạn công ăn việc làm, các bạn phải luôn biết ơn trong lòng, trung thành cống hiến và làm việc cho công ty".
Sẽ có người phản bác quan điểm này bằng mức lương đãi ngộ.
Nhưng không thể không nói khi tài năng của bạn chưa tương xứng với chức vị, bạn nên học cách biết ơn công ty, lãnh đạo cấp trên vì đã cho bạn cơ hội rèn luyện và phát triển bản thân.
Công ty là nơi để bạn trưởng thành, còn lãnh đạo là người dìu dắt bạn thành công.
Một người nhân viên luôn có lòng biết ơn sẽ là người mà lãnh đạo cấp trên yêu mến và tin tưởng nhất.
Tuy nhiên muốn trở thành một người chủ động tích cực trong công việc, tôn trọng phục tùng lãnh đạo, biết đối nhân xử thế ở nơi công sở, bạn cần phải không ngừng tích lũy và thực hành mỗi ngày.
Những người trẻ đã đang và sẽ gồng mình phấn đấu trên con đường sự nghiệp đều đáng được kính nể. Nhưng trên con đường phấn đấu gian nan đó đừng quên tích lũy đủ cho mình 5 tố chất đặc trưng trên. Nếu là vàng ắt sẽ tự phát sáng!