Lời nói, hành động của cha mẹ có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của con cái, theo mặt tích cực hay tiêu cực. Ví dụ, trẻ nhận được lời khen ngợi và động viên từ cha mẹ, điều này kích thích động lực và sự nhiệt tình, giúp trẻ rèn luyện sự tự tin và lạc quan.
Ngược lại, những lời nói, việc làm sai cách của phụ huynh có thể gây ảnh hưởng tiêu cực lâu dài đến con cái, thậm chí ảnh hưởng đến cả cuộc đời.
1. So sánh thiếu căn cứ
Một số cha mẹ có thói quen so sánh con mình với con người khác. Tuy nhiên, cách làm này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của trẻ. So sánh có thể dẫn đến lòng tự trọng thấp, căng thẳng, thù địch, hành vi hung hăng và các vấn đề về sức khỏe tâm thần ở trẻ.
Mỗi đứa trẻ là một cá thể độc đáo với những sở thích và tài năng riêng. Khi cha mẹ so sánh con mình với những đứa trẻ khác, trẻ có thể cảm thấy mình không thể sống theo mong đợi của cha mẹ, dẫn đến cảm giác chán nản. Việc cha mẹ so sánh con cái với nhau cũng có thể dẫn đến căng thẳng, thù địch. Điều này có thể dẫn đến căng thẳng và bất hòa trong gia đình.
Là cha mẹ, chúng ta nên chú ý đến sự khác biệt về tính cách của trẻ, khuyến khích trẻ phát huy thế mạnh, tiềm năng của bản thân chứ không nên ép con trở thành một khuôn mẫu nhất định.
2. Than vãn, chế giễu
Những lời chế giễu, than vãn có thể làm suy yếu lòng tự trọng và sự tự tin của trẻ. Trẻ có thể bắt đầu đặt câu hỏi về giá trị và khả năng của chính mình. Trong trường hợp này, đứa trẻ có thể cảm thấy thất vọng, bất lực, lòng tự trọng thấp, thậm chí có thể phát triển các vấn đề tâm lý như trầm cảm.
Thứ hai, trẻ có thể cảm thấy tức giận, khó chịu, thất vọng hoặc không tin tưởng vào cha mẹ. Những cảm xúc này có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ của con với gia đình và bạn bè, khiến con khó hình thành các mối quan hệ lành mạnh.
Ngoài ra, chế giễu có thể dẫn đến hành vi hung hăng hoặc các vấn đề xã hội ở trẻ em. Khi trẻ cảm thấy bất lực và chán nản, trẻ có thể tấn công người khác bằng lời nói hoặc hành động bạo lực để trút bỏ cảm xúc. Cuối cùng, lời nói tiêu cực có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển tinh thần của trẻ. Điều này có thể gây ra những hậu quả lâu dài, ảnh hưởng đến sự nghiệp, hôn nhân và cuộc sống gia đình.
3. Chỉ trích và phủ nhận
Trẻ em sinh ra đã có mong muốn được công nhận, tôn trọng và chúng rất quan tâm đến ý kiến của cha mẹ. Nếu cha mẹ không ngừng chỉ trích sẽ khiến trẻ cảm thấy khả năng và giá trị của mình không được coi trọng, điều này sẽ dẫn đến những cảm xúc tiêu cực như lòng tự trọng thấp, sự bất lực và sợ hãi.
Thứ hai, sự phủ nhận của cha mẹ có thể khiến trẻ có tâm lý nổi loạn. Khi trẻ lớn lên, chúng có khả năng tự khẳng định và độc lập mạnh mẽ, không muốn bị cha mẹ can thiệp và kiểm soát quá mức. Nếu cha mẹ phê phán con cái mà không có phương pháp hoặc tần suất quá cao, con cái sẽ không vâng lời cha mẹ, thậm chí có hành vi nổi loạn.
Cuối cùng, hành vi này của cha mẹ cũng có thể ảnh hưởng đến hành vi và thành tích của trẻ. Nếu cha mẹ phê phán con không đúng mực sẽ khiến con mất đi động lực tìm tòi, đổi mới, ảnh hưởng đến việc học tập và phát triển.
Là cha mẹ, chúng ta nên hướng dẫn và khuyến khích tích cực để giúp con hình thành quan điểm đúng đắn về cuộc sống và các giá trị, đồng thời nâng cao sự tự tin và lòng tự trọng. Khi thực sự cần phê phán con, chúng ta cần tránh dùng những từ ngữ hạ thấp mà hãy sử dụng ngôn ngữ, phương pháp tích cực để khuyến khích trẻ tiến bộ.
Chúng ta cũng cần chú ý đến thời điểm và tần suất phê bình, không nên chỉ trích trẻ khi tinh thần không ổn định hoặc mệt mỏi. Ngoài ra, cha mẹ nên cố gắng giao tiếp tích cực với trẻ, hiểu suy nghĩ và cảm xúc của con, đồng thời giúp con phát hiện và giải quyết vấn đề.