Trẻ có lòng tự trọng thấp và thiếu cảm giác an toàn là một vấn đề đáng quan tâm trong quá trình phát triển của con cái. Khi trẻ không tin tưởng vào khả năng của mình, không cảm thấy an toàn trong môi trường xung quanh, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự tự tin và khả năng thích ứng của trẻ.
Những đứa trẻ này không tin bản thân có thể đạt được thành công. Trẻ né tránh những thử thách vì sợ thất bại và sự phê phán của người khác. Đồng thời, khi trẻ thiếu cảm giác an toàn, chúng có thể cảm thấy bất an, lo lắng và không tự tin trong việc khám phá thế giới xung quanh.
Để giúp trẻ vượt qua tình trạng này, điều quan trọng là xây dựng một môi trường yêu thương và ủng hộ. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ thể hiện ý kiến và khám phá sở thích cá nhân. Đồng thời, cha mẹ hỗ trợ trẻ xây dựng mục tiêu và tạo cơ hội cho trẻ đạt được những thành tựu nhỏ.
Bằng cách tạo một môi trường an toàn vật chất và tinh thần, cùng với việc khám phá và khuyến khích sở thích và tài năng đặc biệt của trẻ, cha mẹ có thể giúp con mình phát triển lòng tự trọng và cảm giác an toàn. Điều này sẽ tạo nền tảng cho sự thành công và hạnh phúc của trẻ trong tương lai.
Những biểu hiện của một đứa trẻ có lòng tự trọng thấp, thiếu an toàn
1. Trẻ ngại ngùng, cố tình tránh mặt người lạ
Khi người lạ đến nhà, trẻ có xu hướng ngại ngùng, sợ hãi, từ chối không muốn giao tiếp. Một số đứa trẻ khi gặp người lạ sẽ né tránh nhưng sau đó đùa giỡn bình thường. Trong khi đó, số khác không chịu giao tiếp với người lạ, chạy trốn cho tới khi người lạ rời khỏi nhà.
Trẻ luôn bật đèn ngủ hoặc nếu không có cha mẹ bên cạnh sẽ không dám ngủ vì sợ bóng tối. Điều này có thể do 2 nguyên nhân gây ra: Trẻ từng nghe những câu chuyện đáng sợ về bóng tối và trẻ có thói quen bật đèn ngủ khi còn nhỏ. Đây là biểu hiện của việc trẻ thiếu cảm giác an toàn.
Ngoài ra, trẻ thiếu tình thương của cha mẹ, không có cảm giác an toàn và tin tưởng vào cha mẹ cũng có biểu hiện ngại ngùng khi tiếp xúc với người lạ.
2. Trẻ yêu thích 1 thứ nào đó và luôn giữ bên mình
Nếu một đứa trẻ đặc biệt thích một thứ nào đó như khăn bông, búp bê... từ nhỏ cho tới lớn, thường ôm ngủ vào ban đêm, đó là dấu hiệu của sự thiếu an toàn. Trẻ còn có xu hướng thích cuộn tròn khi ngủ hoặc chui vào một góc nhỏ để ngủ vì có cảm giác được an toàn. Tư thế ngủ cũng giống như trong bụng mẹ.
Đối với một số trẻ, do cha mẹ không ở bên cạnh thường xuyên nên đôi khi mẹ sẽ cho trẻ một món đồ chơi. Trẻ coi món đồ chơi đó như thứ thân thiết nhất thay thế cha mẹ, nếu ngủ mà có đồ chơi bên cạnh trẻ sẽ an tâm ngủ hơn.
3. Trẻ không có hứng thú với bất cứ thứ gì
Ngoài ra, đứa trẻ chán nản vô cớ và không có hứng thú với bất cứ điều gì. Điều này có thể là do trẻ mặc cảm, tự ti, lúc này cha mẹ cần nói chuyện với con để hiểu nguyên nhân.
Nếu trẻ có những triệu chứng này chứng tỏ trẻ có lòng tự trọng thấp và thiếu cảm giác an toàn. Lúc này, cha mẹ nên tự nhìn nhận lại bản thân, tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Trong trường hợp cha mẹ bỏ mặc con mình như vậy, khi trẻ lớn lên chúng sẽ gặp một số vấn đề về giao tiếp, kỹ năng xã hội, ảnh hướng lớn tới tương lai.
Việc cha mẹ dành nhiều thời gian cho con cái có thể phần nào giúp con thay đổi được những vấn đề về lòng tự trọng và cảm giác bất an, có như vậy trẻ mới lớn lên được khỏe mạnh và hạnh phúc.