Một cuộc chiến vô cùng gay cấn đã diễn ra giữa rắn hổ mang chúa khổng lồ (Ophiophagus hannah) và hổ mang phun nọc Java (Naja sputatrix) tại Vườn quốc gia Tây Bali nằm trên bờ tây bắc của đảo Bali, Indonesia.
Rắn hổ mang chúa rắn hổ mang phun độc chiến đấu với nhau tới chết. Nguồn: Wide Open Spaces
Hổ mang chúa vốn nổi danh không chỉ vì nọc độc hay kích thước của mình (nó là loài rắn độc dài nhất thế giới) mà còn đáng sợ hơn nữa với tập tính ăn thịt đồng loại (Cannibal). Hổ mang chúa thường săn các loài rắn khác, kể cả rắn kịch độc để ăn thịt.
Đối thủ của nó lần này là cũng là một loài rắn hổ mang có tên hổ mang phun nọc Java hay còn gọi là rắn hổ mang Indonesia, là một loài hổ mang cực kỳ độc bản địa của Indonesia. Thành phần độc tố của rắn hổ mang phun nọc bao gồm:
Độc tố thần kinh (SNTX) gây liệt cơ, enzym Phospholipases A2 (chiếm 31,2 %), abbreviated 3FTx (chiếm 64,2%), độc tố tiêu hủy cấu trúc nền Metalloproteinases (1,33%)... Chúng có thể phun nọc từ khoảng cách từ 1,8 đến 2,4m.
Tuy nhiên đối thủ của nó lần này lại quá vượt trội, không khó để rắn hổ mang chúa có thể áp đảo và hạ gục rắn hổ mang phun nọc và ăn thịt nạn nhân xấu số ngay sau đó.
Xem video:
Rắn hổ mang chúa rắn hổ mang phun độc chiến đấu với nhau tới chết. Nguồn: Miller Wilson
Nguồn: Miller Wilson, Reptile-database, Inaturalist