Nên mài dao theo chiều ngang hay chiều dọc? Hóa ra nhiều người chưa biết "đáp án"

Thùy Anh |

Mỗi cách mài sẽ mang đến một kết quả khác nhau.

Trong quá trình sử dụng, chúng ta sẽ không thể tránh được tình trạng dao bị cùn. Điều này không chỉ gây bất tiện mà còn làm giảm tuổi thọ của đồ vật. Việc mài dao định kỳ không giúp cho việc cắt, thái thực phẩm trở nên nhanh chóng.

Nhiều người vẫn băn khoăn không biết nên mài dao theo phương ngang hay phương dọc để đạt hiệu quả tốt nhất. Thực chất, mỗi phương pháp lại có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với từng mục đích sử dụng.

Nên mài dao theo chiều dọc hay ngang?

Sự khác biệt giữa mài ngang và mài dọc chủ yếu nằm ở vùng tiếp xúc giữa đá mài và lưỡi dao.

Nếu muốn mài dao nhanh chóng, lấy lại độ sắc bén cho dao, bạn nên chọn phương pháp mài ngang. Khi đó, diện tích tiếp xúc giữa đá mài và lưỡi dao lớn, giúp loại bỏ nhanh chóng lớp kim loại bị oxy hóa và các vết mẻ trên bề mặt.

Ngược lại, phương pháp mài dọc với diện tích tiếp xúc nhỏ lại thích hợp để mài tinh chỉnh và điều chỉnh độ nghiêng của lưỡi dao.

Tùy vào thói quen và mục đích sử dụng, bạn có thể lựa chọn phương pháp mài phù hợp. Thậm chí, bạn có thể kết hợp cả hai phương pháp mài ngang và mài dọc để đạt hiệu quả tốt nhất.

Chẳng hạn, với những con dao dài, bạn có thể mài ngang phần lớn lưỡi dao, sau đó dùng kỹ thuật mài dọc để xử lý phần mũi và gần cán dao. Với dao ngắn, bạn nên mài dọc hai đầu lưỡi dao trước, rồi mới mài ngang phần giữa lưỡi dao.

Nên mài dao theo chiều ngang hay chiều dọc? Hóa ra nhiều người chưa biết "đáp án"- Ảnh 1.

Bên cạnh việc lựa chọn phương pháp mài phù hợp, bạn cũng nên lưu ý một số chi tiết nhỏ để bảo vệ lưỡi dao tốt hơn. Cụ thể, bạn nên làm ướt đá mài trong quá trình mài để giảm ma sát, hạn chế tối đa sự mài mòn cho dao. Sau khi mài xong, bạn cần rửa sạch dao bằng nước để loại bỏ mạt kim loại, giúp dao không bị gỉ sét, xỉn màu, đồng thời đảm bảo vệ sinh.

Ngoài hai phương pháp mài phổ biến kể trên, bạn có thể tham khảo thêm một số mẹo nhỏ sau đây:

1. Mài dao bằng giấm trắng

Giấm trắng có tính axit nhẹ, có thể hòa tan các vết ố vàng và bụi bẩn bám trên bề mặt lưỡi dao. Bạn chỉ cần nhỏ vài giọt giấm trắng lên đá mài, sau đó dùng vật dụng bằng sứ hoặc thủy tinh như bát, đĩa,… để mài dao.

Bạn có thể rắc thêm một chút muối ăn để tăng ma sát trong quá trình mài. Sau khi mài xong, bạn rửa sạch dao với nước, lau khô bằng khăn sạch là đã có ngay một con dao sắc bén.

2. Mài dao bằng kem đánh răng

Kem đánh răng có chứa các hạt siêu mịn giúp tăng ma sát giữa lưỡi dao và kem đánh răng, từ đó mài sắc lưỡi dao hiệu quả. Bên cạnh đó, một số chất tẩy rửa và chất đánh bóng có trong kem đánh răng còn giúp làm sạch và sáng bóng bề mặt dao.

Để mài dao bằng kem đánh răng, bạn thực hiện theo các bước sau:

Chuẩn bị một tuýp kem đánh răng, một miếng vải sạch và con dao cần mài. Bóp một lượng kem đánh răng vừa đủ lên miếng vải, dùng tay tán đều. Lưu ý không nên bôi kem đánh răng quá dày vì có thể bị rơi ra ngoài trong quá trình mài.

Tiếp đó, bạn dùng vật dụng bằng sứ hoặc thủy tinh để mài dao. Khi dao đã đạt được độ sắc như mong muốn, bạn rửa sạch dao với nước, lau khô bằng khăn sạch.

Nên mài dao theo chiều ngang hay chiều dọc? Hóa ra nhiều người chưa biết "đáp án"- Ảnh 2.

3. Sử dụng giấy báo

Bạn có thể chia thân báo làm 3 phần, mỗi phần hãy bọc băng dính từ 5 - 6 vòng để giúp tờ báo được cố định và chắc chắn nhất.

Để mài dao đúng cách, bạn cho đầu tờ giấy báo đã cuộn vào nước lạnh, sau đó dùng đầu giấy đã ướt chà mạnh lên lưỡi dao nhiều lần. Bạn nên chà cả 2 mặt của lưỡi dao, để giúp dao được sắc bén hơn. Sau khi mài xong, bạn nên dùng một loại trái cây, rau củ để kiểm tra độ bén của dao.

Lưỡi dao cắt được sắc bén giúp chúng ta có thể cắt thực phẩm nhanh và có độ chính xác cao, tốt nhất bạn nên mài sắc nó khoảng 2 tháng 1 lần hoặc hơn.

Hy vọng với những mẹo nhỏ được chia sẻ trong bài viết, bạn đã bỏ túi cho mình bí quyết mài dao đơn giản mà hiệu quả.

Theo Sohu

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại