Neerja Bhanot: Nữ tiếp viên hàng không làm nên huyền thoại, đấu trí với 4 kẻ khủng bố, hy sinh thân mình cứu hơn 300 hành khách trên chuyến bay tử thần

DIỆP LỤC |

Thay vì tỏ ra run sợ trước cái ác, Neerja Bhanot đã dũng cảm đối mặt và sẵn sàng hi sinh thân mình để cứu sống hàng trăm người khác.

Neerja Bhanot đã trở thành cái tên không thể nào quên được của ngành hàng không Ấn Độ. 

Câu chuyện về nữ tiếp viên xinh đẹp hy sinh mạng sống của mình cứu hàng trăm người khác đã trở thành một dấu ấn trong lịch sử ngành hàng không, truyền cảm hứng cho hàng triệu người.

Neerja sinh ngày 7/9/1963 tại Chandigarh, một thành phố ở phía bắc Ấn Độ. 

Thời đi học, Neerja nổi tiếng là một cô gái xinh đẹp, có tính cách điềm đạm và luôn được rất nhiều người ái mộ. 

Bạn bè nhận xét về Neerja là một người đáng tin cậy, khi họ gặp khó khăn cô luôn sẵn sàng giúp đỡ. Ngoài ra cô cũng rất chính trực, trung thực và thẳng thắn.

Cô tốt nghiệp đại học ở Mumbai và bắt đầu sự nghiệp làm người mẫu qua một cuộc gặp gỡ tình cờ. Khi 18 tuổi, trong một buổi tiệc cùng bạn bè ở khuôn viên trường, một phóng viên đã chụp ảnh cô để làm ảnh bìa cho tạp chí. 

Kể từ đó, cô trở nên nổi tiếng và thường xuyên xuất hiện trên các tạp chí thời trang. Công việc này đã cho cô một khoản thu nhập ổn định không phải phụ thuộc vào gia đình.

Neerja Bhanot: Nữ tiếp viên hàng không làm nên huyền thoại, đấu trí với 4 kẻ khủng bố, hy sinh thân mình cứu hơn 300 hành khách trên chuyến bay tử thần - Ảnh 1.
Neerja Bhanot: Nữ tiếp viên hàng không làm nên huyền thoại, đấu trí với 4 kẻ khủng bố, hy sinh thân mình cứu hơn 300 hành khách trên chuyến bay tử thần - Ảnh 2.

Neerja trở thành một người mẫu, xuất hiện trong nhiều quảng cáo ở Ấn Độ.

Vào tháng 3/1985, khi bước sang tuổi 21, cô gái xinh đẹp này buộc phải kết hôn với một doanh nhân theo sự sắp đặt của gia đình. 

Bất hạnh thay, cô thường xuyên bị chồng ngược đãi, đánh đập. Cô không được tự chủ về tài chính, thậm chí còn phải xin tiền chồng để gọi điện thoại. 

Chỉ vài tháng sau khi cưới, Neerja sụt mất 5kg khiến cô buộc phải chạy trốn về nhà cha mẹ ruột.

Cuối cùng, Neerja đã có một quyết định dũng cảm thời bấy giờ đó là ly hôn chồng, thoát khỏi cuộc hôn nhân ngục tù. Nhìn thấy con gái không được hạnh phúc, cha mẹ Neerja cũng không ngăn cấm mà ủng hộ cô tự quyết định cuộc đời mình.

Không lâu sau, hãng hàng không Pan Am Airways tuyển dụng 80 phi hành đoàn cho các chuyến bay châu Á, Neerja quyết định đăng ký thi tuyển để bắt đầu lại cuộc sống mới. 

Vào tháng 1/1986, cô được lựa chọn từ hơn 10,000 người để trở thành tiếp viên hàng không. Neerja đam mê với công việc mới nhưng không ngờ rằng, sau 6 tháng làm việc, bi kịch đã ập đến khiến cô mãi mãi ra đi ở tuổi 22.

Neerja Bhanot: Nữ tiếp viên hàng không làm nên huyền thoại, đấu trí với 4 kẻ khủng bố, hy sinh thân mình cứu hơn 300 hành khách trên chuyến bay tử thần - Ảnh 3.

Xinh đẹp, giỏi giang nhưng Neerja có một cuộc hôn nhân bất hạnh.

Vào ngày 5/9/1986, hai ngày trước khi cô gái trẻ đón sinh nhật lần thứ 23, chuyến bay mang số hiệu 73 Pan Am đã bị bốn tên khủng bố người Palestine mang theo vũ trang tấn công ở sân bay quốc tế Jinnah, thuộc thành phố Karachi, Pakistan.

Những tên khủng bố giả dạng làm nhân viên an ninh đột nhập lên máy bay, mang theo súng, bom, lựu đạn nhằm cướp và hướng máy bay sang Israel để khủng bố. Lúc đó trên máy bay có 365 hành khách và 16 phi hành đoàn.

Khi nhìn thấy những tên khủng bố tiến lên máy bay và túm tóc một hành khách, Neerja đã nhận biết được nguy hiểm. 

Cô nhanh chóng thông báo cho phi hành đoàn bằng bộ đàm, nhờ vậy mà ba phi công người Mỹ đã kịp thời trốn thoát, những tên khủng bố không thể ép máy bay cất cánh được. Nếu máy bay cất cánh, hậu quả sẽ khôn lường.

Neerja Bhanot: Nữ tiếp viên hàng không làm nên huyền thoại, đấu trí với 4 kẻ khủng bố, hy sinh thân mình cứu hơn 300 hành khách trên chuyến bay tử thần - Ảnh 4.

Chỉ hai ngày trước khi bước sang tuổi 23, bi kịch đã ập đến với cô gái trẻ.

Neerja Bhanot: Nữ tiếp viên hàng không làm nên huyền thoại, đấu trí với 4 kẻ khủng bố, hy sinh thân mình cứu hơn 300 hành khách trên chuyến bay tử thần - Ảnh 5.

Neerja (ngoài cùng bên phải) cùng phi hành đoàn của chuyến bay Pan Am 73.

Nhưng điều đó cũng có nghĩa là trên máy bay hiện tại chỉ còn đoàn tiếp viên và hành khách. 

Vào đúng ngày định mệnh ấy, tiếp viên trưởng bị bệnh, xin nghỉ nên Neerja trở thành người chịu trách nhiệm cao nhất ở đây và phải đối mặt trực tiếp với những tên khủng bố.

Những tên khủng bố yêu cầu Neerja đi thu hộ chiếu của tất cả hành khách trên chuyến bay nhằm xác minh xem ai là người Mỹ để gây áp lực với chính quyền Mỹ. 

Neerja ngay lập tức nhận ra mục đích của những tên khủng bố, vì vậy cô đã cùng với phi hành đoàn giấu 41 hộ chiếu của 41 người Mỹ dưới ghế, không để chúng phát hiện ra. Kết quả, trong số 41 người chỉ có 2 người bị thiệt mạng.

Trong suốt 17 tiếng bị những tên khủng bố tấn công, Neerja vẫn bình tĩnh, tiếp đồ ăn và thức uống cho hành khách trên máy bay. 

Cô vẫn mỉm cười và khuyến khích họ vượt qua sợ hãi. Cuối cùng máy bay hết nhiên liệu, cabin tối đen những tên khủng bố bắt đầu xả súng không chủ đích vào không trung.

Nhận thấy đây là cơ hội để cứu mọi người, Neerja đã can đảm mở một lối thoát hiểm để hành khách thoát ra khỏi máy bay một cách an toàn. 

Cô có thể thoát ra đầu tiên từ lối thoát hiểm ấy nhưng Neerja lại tiếp tục ở lại trên máy bay tử thần. 

Cô đã dùng thân mình để che đạn cho 3 đứa trẻ trên chuyến bay. Cô gái 22 tuổi bị bắn vào bụng, vai và ở cánh tay, máu chảy ướt đẫm cơ thể mảnh mai nhưng kiên cường của cô. 

Sau đó, nữ tiếp viên hàng không đã trút hơi thở cuối cùng khi được đưa lên xe cấp cứu còn 3 đứa trẻ thì đã bình an.

Neerja Bhanot: Nữ tiếp viên hàng không làm nên huyền thoại, đấu trí với 4 kẻ khủng bố, hy sinh thân mình cứu hơn 300 hành khách trên chuyến bay tử thần - Ảnh 6.

Chân dung 4 tên khủng bố.

Neerja Bhanot: Nữ tiếp viên hàng không làm nên huyền thoại, đấu trí với 4 kẻ khủng bố, hy sinh thân mình cứu hơn 300 hành khách trên chuyến bay tử thần - Ảnh 7.

Tổng cộng có 22 người thiệt mạng trong đó có Neerja và 359 hành khách sống sót sau vụ khủng bố này. 

Vào ngày hôm đó, Neerja đã hứa với gia đình sẽ trở về nhà vào đúng ngày sinh nhật nhưng cha mẹ cô không bao giờ chờ được nhìn thấy con gái mình đón tuổi mới nữa. 

Khi gia đình cô biết về thông tin vụ khủng bố, phản ứng đầu tiên của họ là sốc, tức giận rồi thất vọng. Thời điểm đó, tất cả các cổng thông tin bị đóng lại, họ chỉ nhận được vài thông tin lẻ tẻ qua truyền hình.

Một vài ngày sau, gia đình Neerja mới được xác nhận tin dữ. Gia đình nữ tiếp viên hàng không đến sân bay để nhận thi thể của con gái rồi mang cô đi hỏa táng. Trong tang lễ của cô, họ cùng nhau hát vang bài hát mà cô yêu thích, rồi cùng nói: "Tạm biệt Neerja yêu dấu".

Cha cô chia sẻ Neerja là người rất có chính kiến và lý tưởng công lý. Quả thực vậy, cô đã cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình cho đến phút cuối của cuộc đời. 

Vào năm 1988, cả 4 tên khủng bố đều bị chính phủ Pakistan bắt và tuyên án tử hình, nhưng sau đó lại giảm nhẹ xuống tù chung thân. 

Điều này đã dấy lên một làn sóng phẫn nộ trong công chúng. Năm 2008, cả 4 tên này được chính phủ Pakistan thả tự do, FBI ngay lập tức phát lệnh truy nã chúng với tội danh khủng bố nhưng cho đến hiện tại vẫn chưa thể bắt giữ được.

Neerja được chính phủ Ấn Độ trao tặng huân chương anh hùng Ashok Chakra – Huân chương cấp cao nhất để ghi danh những anh hùng chiến đấu bảo vệ hòa bình của Ấn Độ. 

Neerja là người phụ nữ đầu tiên nhận được huy chương này. Hoa Kỳ và Pakistan cũng trao tặng cho Neerja những huy chương danh dự khác.

Neerja Bhanot: Nữ tiếp viên hàng không làm nên huyền thoại, đấu trí với 4 kẻ khủng bố, hy sinh thân mình cứu hơn 300 hành khách trên chuyến bay tử thần - Ảnh 8.

Mẹ của Neerja thay mặt con gái nhận huân chương Ashok Chakra của chính phủ.

Neerja Bhanot: Nữ tiếp viên hàng không làm nên huyền thoại, đấu trí với 4 kẻ khủng bố, hy sinh thân mình cứu hơn 300 hành khách trên chuyến bay tử thần - Ảnh 9.

Tem có hình ảnh và huân chương anh hùng của Neerja.

Năm 1987, mẹ của Neerja thay mặt cô nhận huân chương Ashok Chakra của chính phủ. Năm 2004, Bưu điện Ấn Độ đã phát hành tem có hình ảnh và huân chương anh hùng của cô để tưởng nhớ Neerja. 

Cha mẹ cô đã dành số tiền bảo hiểm và số tiền do hãng hàng không Pan Am Airline gửi tặng để tạo ra một quỹ từ thiện mang tên Neerja, đóng góp cho những người không may gặp tai nạn hoặc bất trắc trong quá trình bay và dùng để bảo vệ quyền lợi cho những người phụ nữ Ấn Độ, tổng cộng có 150,000 Rupee (khoảng 52 triệu đồng).

Theo thông tin từ One India, một trong ba đứa trẻ mà nữ tiếp viên hàng không quả cảm bảo vệ và cứu sống, đã trở thành cơ trưởng của một hãng hàng không lớn. 

Ông này nói rằng Neerja đã trở thành trụ cột tinh thần của ông và ông sống mỗi ngày cho cô ấy.

Cuộc đời của Neerja cũng là nguồn cảm hứng để bộ phim mang tên cô ra mắt vào năm 2016, do nữ diễn viên Bollywood Sonam Kapoor đóng vai chính. 

Cho đến tận bây giờ, câu chuyện về sự hy sinh cao cả của nữ tiếp viên Neerja vẫn khiến nhiều người xúc động và vô cùng cảm phục người con gái mảnh mai nhưng có một tinh thần thép, không hề tỏ ra run sợ trước cái ác.

Neerja Bhanot: Nữ tiếp viên hàng không làm nên huyền thoại, đấu trí với 4 kẻ khủng bố, hy sinh thân mình cứu hơn 300 hành khách trên chuyến bay tử thần - Ảnh 10.

Poster phim về câu chuyện quả cảm của Neerja.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại