Phát hiện này được các nhà thiên văn học NASA tìm thấy. Dù hành tinh có nhiều đặc điểm tương đồng với Trái Đất, nhưng các chuyên gia nhận định rằng khó có thể tìm kiếm sự sống trên hành tinh này vì nó quá lạnh.
Hành tinh đặc biệt mang tên OGLE-2016-BLG-1195Lb, nằm ở vị trí cách Trái Đất khoảng 13.000 năm ánh sáng.
"Người anh em" của Trái Đất quay quanh một ngôi sao rất nhỏ, đến mức các nhà khoa học cũng không dám chắc đó là một ngôi sao.
Các nhà thiên văn học NASA cho biết, nó có thể là sao lùn, một thiên thể giống sao nhưng lõi của nó không đủ nóng để tạo ra năng lượng qua phản ứng tổng hợp hạt nhận.
Ngôi sao kỳ lạ này có khối lượng chỉ bằng 7,8 % Mặt Trời. Ngoài ra, nó có thể là một sao lùn cực lạnh như Trappist-1, hệ sao chưa tới 7 hành tinh với kích thước tương đương Trái Đất được phát hiện gần đây với tiềm năng có thể mang lại sự sống.
Hệ sao Trappist-1. Ảnh: NASA
Nhóm nghiên cứu nhận định, OGLE-2016-BLG-1195Lb gần như không có khả năng tồn tại sự sống vì hành tinh này rất lạnh, lạnh hơn cả sao Diêm Vương trong Hệ Mặt trời, thậm chí đến mức nếu có nước trên bề mặt hành tinh thì chúng đều bị đóng băng.
Hành tinh OGLE-2016-BLG-1195Lb được tìm thấy nhờ thực hiện kỹ thuật mang tên microlensing (tạm dịch là khuếch đại hấp dẫn).
Yossi Shvartzvald, nghiên cứu sinh tiến sĩ của NASA ở Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA tại Pasadena, California, đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu chia sẻ trong báo cáo trên tạp chí chí Astrophysical Journal Letters:
"Quả cầu băng này là hành tinh nhỏ nhất được tìm thấy thông qua kỹ thuật microlensing".
Phát hiện mới về hành tinh OGLE-2016-BLG-1195Lb được kỳ vọng là sẽ giúp các nhà khoa học tìm ra sự phân bố các hành tinh trong dải ngân hà.
Nguồn: Dailymail