TRAPPIST-1, cũng gọi là 2MASS J23062928-0502285, cách Hệ Mặt Trời của chúng ta 39 năm ánh sáng, có 7 hành tinh có kích thước cỡ Trái Đất quay xung quanh.
TRAPPIST-1 là một ngôi sao lùn và người ta cho rằng Hệ Mặt Trời "chị em" này có thể chứa một hành tinh nào đó có sự sống tồn tại.
Mặc dù khả năng này vẫn còn là điều mà các nhà khoa học chưa thể chắc chắn được, thế nhưng việc công bố phát hiện cũng khiến rất nhiều cảm thấy tò mò, thích thú. Và kính thiên văn Kepler đã giúp chúng ta có những cận cảnh về Mặt Trời thứ 2 này.
Đây là hình ảnh thu được sau 74 ngày theo dõi của kính thiên văn Kepler, tuy nhiên hình ảnh thu được có độ phân giải rất thấp nên chưa thể cho chúng ta một cái nhìn chân thực về Mặt Trời thứ 2 này.
Với việc quan sát này, các nhà khoa học có thể có được những hiểu biết rõ hơn về chu kỳ quỹ đạo của các hành tinh quay xung quanh cũng như khối lượng của chúng chính xác hơn.
Đồng thời tiết lộ nhiều thông tin hơn về hoạt động từ trường của sao chủ hay tương tác trọng trường với các hành tinh quay xung quanh.
Nhà khoa học Geert Barentsen tới từ Trung tâm Nghiên cứu Ames của NASA (NASA’s Ames Research Center). cho biết:
"Cá nhà khoa học và cả người cuồng nhiệt trên khắp thế giới đang điều tra mọi thông tin họ có thể thu thập được về thế giới có các hành tinh kích cỡ Trái Đất này".
Các hành tinh của TRAPPIST-1 do kính thiên văn Kepler thu thập được. Ảnh NASA.
Với các thông tin mới nhất mà Kepler thu thập được, các nhà khoa học có thể đối chiếu với những dữ liệu trước đó nhằm có được bức tranh chính xác nhất về Hệ Mặt Trời 2.0 này.
NASA sự định sẽ sử dụng kính thiên văn không gian James Webb (James Webb Space Telescope) cho sứ mệnh K2 tiếp theo của mình trong sự án khám phá thế giới mới này.
Dịch từ: Dailymail