NASA công bố tin mừng chấn động sau 40 năm "điên đầu" tìm kiếm!

Hoa Hướng Dương |

Một phát hiện có thể nói là vô cùng đáng mừng từ sao Hỏa vừa được các nhà khoa học của NASA công bố.

Phát hiện chấn động sau hành trình 40 năm tìm kiếm...

NASA công bố tin mừng chấn động sau 40 năm điên đầu tìm kiếm! - Ảnh 1.

Hành trình không mệt mỏi sau 40 năm đã được đền đáp. Ảnh minh họa.

Tương lai của loài người luôn là câu hỏi khó trả lời. Chúng ta đều biết rằng trong hệ Mặt trời, Trái Đất của chúng ta là đặc biệt nhất.

Dù không phải là trung tâm của hệ như thuyết Địa tâm của Ptolemy, chúng ta cũng không phải trung tâm của vũ trụ. Nhưng chỉ một khác biệt nhỏ, Trái Đất là hành tinh duy nhất (từng được biết đến) có sự sống. Khác biệt đó cũng chính từ khí Oxy, khí của sự sống.

Lần đầu tiên trong 40 năm, các nhà nghiên cứu của NASA đã có một phát hiện chấn động: Họ tìm thấy nguyên tử Oxy trong bầu khí quyển của sao Hỏa.

Phát hiện này do thiết bị quan sát tầng bình lưu thiên văn hồng ngoại (Stratospheric Observatory For Infrared Astronomy hay viết tắt là SOFIA) của NASA đặt cách 13,7 km trên Trái Đất.

Khí Oxy được tìm thấy trên tầng giữa (mesosphere) của sao Hỏa. Phát hiện này đồng thời cũng giúp các nhà thiên văn giải thích được lý do khí gas đã thoát khỏi khí quyển của sao Hỏa như thế nào?

Đây cũng là phát hiện khiến nhiều nhà khoa học phấn khích vì cho thấy một hiểu biết mới về hành tinh này. Một ngôi nhà tiềm năng cho nhân loại trong tương lai.

Điều này chứng tỏ rằng bầu khí quyển của sao Hỏa đã từng tồn tại khí Oxy, sự thay đổi của bầu khí quyển vì một lý do nào đó đã khiến chúng "chạy thoát" khỏi hành tinh đỏ.

Sao Hỏa và tương lai nhân loại.

Thực ra, việc tìm kiếm những hành tinh có khí Oxy, nước... vẫn là một hành trình không mệt mỏi của các nhà khoa học và thiên văn. Việc quan sát bầu khí quyển của sao Hỏa để tìm kiếm dấu hiệu sự sống này đã kéo dài suốt hơn 40 năm.

Những sứ mệnh tìm kiếm dấu hiệu sự sống trên sao Hỏa như Viking hay Mariner đã bắt đầu từ những năm 1970.

Thế nhưng tại sao đến tận lúc này, chúng ta mới có thể phát hiện điều kỳ diệu này?

Chỉ có một lý do cản trở duy nhất từ chính Trái Đất: Bầu khí quyển xanh của chúng ta đã vô tình gây khó khăn cho việc quan sát sao Hỏa.

Nhà khoa học Pamela Marcum của dự án SOFIA cho biết: "Nguyên tử Oxy trên sao Hỏa là điều vô cùng khó phát hiện". Ông cho biết khó khăn lớn nhất mà các máy đo phổ gặp phải chính là bầu khí quyển dày đặc của Trái Đất.

Không chỉ sao Hỏa, khí quyển cũng là trở ngại lớn nhất khiến con người gặp hạn chế trong việc quan sát các hành tinh trong hệ Mặt trời hay cả những vật thể trong vũ trụ.

Lịch sử và tương lai sao Hỏa

Những bằng chứng về sự sống từng tồn tại trên sao Hỏa

Mặc dù rất lạnh và khô với về mặt lộng gió, cằn cỗi khi phải hứng chịu những đợt bức xạ cực mạnh của Mặt Trời nhưng nghiên cứu cho thấy hàng tỉ năm trước hành tinh này có thể từng tồn tại sự sống.

Những dấu tích của nước từng chảy trên hành tinh này, hay áp suất khí quyển đủ cao để nước lỏng ổn định trong những thời gian dài trên bề mặt... khiến các nhà khoa học tin rằng sao Hỏa thuở sơ khai từng tồn tại sự sống.

Phi thuyền thám hiểm tiếp cận sao Hỏa bắt đầu với các tàu Mariner 4, 6 và 7 của NASA cũng tiến hành khi Liên Xô phóng sứ mệnh Marsnik, các quốc gia chinh phục không gian khác đã gửi hơn 35 nhưng sự thành công còn rất khiêm tốn.

Tuy nhiên những dữ liệu thu được khiến các nhà khoa học không nản chí vì sao Hỏa luôn ẩn chứa những bí mật bất ngờ.

Sau hàng thế kỉ quan sát bằng kính thiên văn cho thấy sao Hỏa có một bề mặt và bầu khí quyển động lực học. Các quan trắc phổ tiến hành hồi những năm 1940 và 1950 lần đầu tiên cho phép xác định thành phần, áp suất và nhiệt độ của khí quyển sao Hỏa.

Các quan trắc ảnh và phổ ở những bước sóng khả kiến đến hồng ngoại gần hồi những năm 1950 và 1960 cũng cung cấp thông tin cơ bản về bề mặt hành tinh.

Năm 1966, nhà vật lí Robert Leighton và nhà địa chất hành tinh Bruce Murray thuộc Viện kĩ thuật California nhận thấy nhiệt độ và áp suất ở bề mặt Hỏa tinh trong khí quyển cân bằng với bề mặt.

NASA công bố tin mừng chấn động sau 40 năm điên đầu tìm kiếm! - Ảnh 3.

Những dự án nghiên cứu nhằm đưa con người lên sao Hỏa sống trong tương lai không xa. Ảnh minh họa.

Năm 1971: Phi thuyền đầu tiên bay quanh sao Hỏa - Mariner 9 và đôi tàu song sinh Viking năm 1976 - xác nhận sự tồn tại carbon dioxide ở các chóp cực, đồng thời cho thấy sao Hỏa là hành tinh cấp cao trong hệ Mặt trời với bề mặt phức tạp và hoạt động địa chất đa dạng.

Nhiều bằng chứng chỉ ra nơi đây từng tồn tại cả một đại dương, năm 1996 một đội các nhà khoa học của NASA đã công bố bằng chứng có thể có những hình thức sống hóa thạch được bảo quản trong một thiên thạch mà người ta tin là nó đến từ sao Hỏa.

Hòn đá đã lưu giữ bằng chứng về những tổ chức giống như vi khuẩn cổ xưa đã từng phát triển mạnh trên hành tinh đỏ.

Những sứ mệnh sau này đã củng cố các bằng chứng về sự tồn tại nước trên bề mặt sao Hỏa và cho chúng ta những kiến thức đầy đủ hành tinh này như địa hình, cấu tạo, quá trình địa chất trong quá khứ...

NASA công bố tin mừng chấn động sau 40 năm điên đầu tìm kiếm! - Ảnh 4.

Sao Hỏa không phải hành tinh chết. Ảnh minh họa.

Tương lai cho nhân loại

Hiện nay, chúng ta vẫn không ngừng nghiên cứu hành tinh láng giềng đầy bí ẩn này và những phát hiện bất ngờ luôn khiến các nhà khoa học phấn khích.

Có thể một ngày nào đó, con cháu chúng ta sẽ quan sát Trái Đất từ sao Hỏa như nhìn về chính quê hương mà tổ tiên mình từng sinh sống.

Nguồn: Sciencealert

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại