Nhiệt độ trái đất hiện đã tăng thêm khoảng 1,1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp Ảnh: REUTERS
Tỉ lệ tử vong cao nhất tại những khu vực nóng và nghèo nhất của châu Phi, Trung Đông và Nam Á.
Dựa trên các mô hình được phát triển bởi chuyên gia kinh tế môi trường từng đoạt giải Nobel - William Nordhaus, tác giả nghiên cứu Daniel Bressler đã tính toán số người thiệt mạng tương ứng với quỹ đạo nóng lên toàn cầu hiện tại.
Ước tính của tác giả không bao gồm số người thiệt mạng do mực nước biển dâng cao, siêu bão, mất mùa hay tình hình bệnh dịch thay đổi do nắng nóng gia tăng.
Theo tính toán dựa trên kịch bản nhiệt độ trái đất tăng thêm 4,1 độ C đến năm 2100, mỗi 4.434 tấn carbon thải vào khí quyển trái đất trong năm 2020 sẽ giết chết 1 người trong thế kỷ này. Đến thời điểm hiện tại, theo Bloomberg, trái đất đã nóng lên khoảng 1,1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Nghiên cứu của ông Bressler còn khẳng định chi phí xã hội do khí thải carbon gây ra có thể rơi vào mức 258 USD/tấn (cao hơn nhiều so với con số 51 USD/tấn do chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đề ra hồi tháng 2), nếu các nền kinh tế trên toàn thế giới nỗ lực để làm suy giảm lượng người thiệt mạng do nóng lên toàn cầu.
Theo ông Bressler, để làm được điều này, chính phủ các nước cần triển khai nhiều chính sách lớn liên quan đến định giá carbon, mua bán khí phát thải, đầu tư công nghệ carbon thấp và lưu trữ năng lượng.