Ở Shangrila (một hộp đêm dành cho quý cô, nơi các tiếp viên nam phục vụ khách nữ) trong khu phố đèn đỏ Kabukicho ở Tokyo, Nhật Bản có không ít các câu chuyện oái oăm về các trò mua vui cho khách nữ.
Tachibana, một người quản lý đã hoạt động trong hộp đêm được 24 năm, kể: “Khoảng 15 năm trước, có một vị khách đã chi rất nhiều tiền ở hộp đêm này
. Trong một đêm, cô ấy đề nghị trả tôi 300,000 yên (gần 60 triệu đồng) để tôi ăn chỗ mì xào mà cô ấy đã nhai rồi nhả ra đôi giày mà cô ấy đã đi. Và tôi đã ăn nó. Nếu là bây giờ thì tôi không thể nhưng lúc đó tôi còn rất trẻ và muốn kiếm tiền”.
“Làm việc trong ngành công nghiệp phục vụ này, bạn phải chấp nhận thực hiện mọi yêu cầu của khách. Họ đến đây để giải toả căng thẳng, dùng tiền họ kiếm được để sai ai đó làm những gì mà họ muốn”, Tachibana nói thêm.
Các tiếp viên sẵn sàng làm mọi thứ để khách hài lòng miễn là khách chịu chi.
Có những khách hàng sẵn sàng chi hàng trăm triệu đồng, thậm chí là tỷ đồng trong một đêm chỉ để các tiếp viên nam làm mọi thứ mà mình muốn.
Có những khách hàng thì coi Shangrila như một nơi thể hiện quyền lực, họ đến thường xuyên và vung tiền “nuôi” các chàng tiếp viên mà họ thích.
Miyu, một cô gái trẻ quyến rũ 23 tuổi làm trong ngành công nghiệp giải trí đến hộp đêm này từ năm 18 tuổi. Cô đến Shangrila 7 hoặc 8 lần một tháng, mỗi lần tiêu khoảng 45,000 yên (gần 9 triệu đồng).
“Tôi có thể tạm quên công việc của mình trong vài giờ ở đây và trở lại công việc với tâm trạng thoải mái vào sáng hôm sau.
Các tiếp viên lắng nghe tâm sự của tôi và cho tôi những lời khuyên để giải quyết các vướng mắc một cách thẳng thắn vì họ không biết tôi là ai. Nói chung nơi đây là một điểm cộng trong cuộc sống của tôi”, cô chia sẻ.
Miyu không hứng thú trong việc hẹn hò với các tiếp viên, cũng giống như các phụ nữ khác đến đây, cô nói “cô thích việc chi tiền cho các chàng trai vì không muốn họ bị giảm bậc trong bảng xếp hạng.
Mối quan hệ và vai trò ở đây rất dễ dàng, và tôi ở vị trí nắm quyền”, cô nói.
Tuy nhiên, cũng vì vui chơi quá đà mà nhiều cô gái phải trả giá đắt. Đó là câu chuyện của một cô gái trẻ bị ép làm gái.
Cô này đã chi tiêu quá tay và nợ hộp đêm này một khoản lớn nên đã được “giới thiệu” vào làm trong ngành công nghiệp này để trả nợ.
Đầu năm nay, một cô gái 20 tuổi cũng buộc phải làm trong một nhà thổ để có tiền trả hoá đơn 800,000 yên (gần 160 triệu đồng) cho buổi vui chơi đầu tiên của cô tại một host club ở Tokyo.
Sức hút của đồng tiền khiến nhiều sinh viên cũng chọn làm tiếp viên như một công việc làm thêm.
Theo Aiki Segawa, một nhân viên của Lighthouse - tổ chức phi chính phủ chống buôn bán người và giúp đỡ các nạn nhân, cho biết, những vụ việc “bán thân” để trả hoá đơn vui chơi như thế này đã giảm dần nhưng vẫn còn.
Tuy nhiên, theo Tachibana, ngành công nghiệp này đã ngăn nắp hơn xưa rất nhiều, ít hộp đêm lừa đảo hơn. Có giờ giới nghiêm đóng cửa, cảnh sát thường xuyên đến tuần tra, ít sự nhúng tay của “xã hội đen” và nhiều loại tiếp viên khác nhau.
“Ngày tôi mới hành nghề, hầu hết các tiếp viên đều được chở đi làm bởi đầu gấu hay có gia đình là xã hội đen.
Giờ thì khác rồi, rất nhiều người trẻ bình thường bây giờ cũng làm tiếp viên, bao gồm cả sinh viên đại học những người coi công việc này như một việc làm thêm”, Tachibana nói.
Không phải khách hàng nào cũng nhìn cuộc chơi một cách rõ ràng. “Họ biết rằng chúng tôi là các tiếp viên và những gì chúng tôi làm là giúp họ vui vẻ hơn.
Nhưng nếu họ nhìn chúng tôi là một cá thể độc lập, muốn gặp chúng tôi ngoài công việc và dành tình cảm cho chúng tôi thì thực sự khó”, Kousaki, tiếp viên đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng, người vẫn hẹn hò với các khách hàng, chia sẻ.
Nhưng với số tiền bỏ ra, những lời tán dương và sâm panh, Kousaiki thừa nhận rằng các tiếp viên chưa thực sự biến ước mơ của bất cứ người phụ nữ nào thành hiện thực.
“Tôi không nghĩ là chúng tôi thực sự thoả mãn họ, nhưng chúng tôi lấp đầy khoảng trống trong trái tim họ”, Kousaiki nói.
Khoảng 60% công việc thường xuyên ở Shangrila là từ ngành công nghiệp bán dâm lớn nhất Nhật Bản.
Các tiếp viên không nói với các khách hàng nữ về công việc của họ bởi khách đến đây là để tìm quên những áp lực cuộc sống hàng ngày.
“Họ mệt mỏi và áp lực từ công việc này. Các tiếp viên thường nhìn lại bản thân nếu biết họ đang làm gì. Nhưng chúng tôi không phán xét họ bởi họ là một phần của thế giới”, ông chủ của Shangrila, Ryohey Onizuka nói.