"Hoa Kỳ đã hứa với Ukraine sẽ cung cấp liên tục tên lửa ATACMS phục vụ những cuộc tấn công tầm xa", điều này đã được Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine - ông Dmitry Kuleba tuyên bố khi bình luận về thông tin về đợt viện trợ quân sự mới nhất của Washington cho Kyiv.
Chính quyền Ukraine hy vọng sẽ nhận được các phiên bản tầm xa hơn của loại đạn tấn công này trong tương lai gần.
Như Ngoại trưởng Kuleba lưu ý, Hoa Kỳ hứa sẽ cung cấp tên lửa có tầm bay 300 km cho Ukraine trong tương lai.
Trước đó, người phát ngôn Lầu Năm Góc - ông Patrick Ryder nêu điều kiện chủ chốt để cung cấp tên lửa tầm xa cho Kyiv, đó là chúng sẽ được Lực lượng vũ trang Ukraine sử dụng chỉ để chống lại các mục tiêu ở những vùng lãnh thổ mà phương Tây coi là "của Ukraine".
Đây là thuật ngữ chỉ những vùng đất của Ukraine theo đường biên giới được quốc tế công nhận vào năm 1991, dĩ nhiên bao gồm cả những địa điểm đang bị Quân đội Nga tuyên bố sáp nhập.
Tên lửa ATACMS giúp cho Quân đội Ukraine có thể tung đòn tấn công tầm xa vào các cơ sở hậu cần của Nga. |
Nhiệm vụ chính của những tên lửa ATACMS - như cả đại diện Lực lượng vũ trang Ukraine và Mỹ đều tuyên bố, sẽ là cơ sở hậu cần của Quân đội Nga và các kho đạn dược ở những khu vực gần đường tiếp xúc chiến đấu.
Ngoài ra, Ukraine có nguy cơ sẽ tăng cường những cuộc tấn công vào Bán đảo Crimea, biến nơi đây từ một căn cứ địa an toàn thành khu vực chịu nhiều rủi ro đối với các quân nhân cũng như phương tiện chiến đấu của Nga.
Trước đó, tên lửa hành trình tầm xa đã được Anh và Pháp cung cấp cho Ukraine. Những quả đạn Storm Shadow hay Scalp-EG của Anh - Pháp đã gây cho Nga rất nhiều thiệt hại tại Donbass, Crimea hay Zaporozhye.
Vấn đề nữa cần phải nhắc tới đó là sau khi Mỹ đã bàn giao tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS, gần như chắc chắn Đức sẽ đồng ý cung cấp tên lửa hành trình Taurus cho Ukraine, đây rõ ràng là tin không vui đối với Moskva.
Tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS được Ukraine sử dụng tấn công sân bay trực thăng của Nga.