Cụ thể, theo Reuters, việc nới lỏng sẽ bao gồm giảm bớt sự hạn chế đối với các tổ chức tài chính của Myanmar, loại bỏ bảy tập đoàn nhà nước của Myanmar ra khỏi danh sách đen thương mại của Mỹ và cho phép trung chuyển hàng hóa của Myanmar qua các cảng biển và cảng hàng không.
Ba ngân hàng khác của Myanmar là Ngân hàng Kinh tế Myanmar, Ngân hàng Ngoại thương Myanmar và Ngân hàng Đầu tư và Thương mại Myanmar cũng được Bộ Tài chính Mỹ đưa ra khỏi danh sách đen.
Tuy nhiên, cũng theo Reuters, lệnh cấm các giao dịch quân sự giữa Myanmar với Triều Tiên vẫn được duy trì như cũ.
Song song đó, trong đợt này, Mỹ cũng tuyên bố sẽ tăng cường các biện pháp trừng phạt nhắm vào Steven Law, một cá nhân có quan hệ mật thiết với quân đội Myanmar.
Việc nới lỏng lệnh trừng phạt tài chính Myanmar, ngoài tác động đến người dân Myanmar, còn ảnh hưởng tích cực đến những người Mỹ đang sống tại Myanmar.
Bộ Tài chính Mỹ khẳng định, sau khi các lệnh trừng phạt được nới lỏng, người Mỹ tại Myanmar sẽ dễ dàng hơn khi thực hiện các giao dịch hàng ngày, từ đó thúc đẩy sự tương tác giữa công dân hai nước.
Mỹ bắt đầu dỡ bỏ các lệnh trừng phạt Myanmar kể từ năm 2011 sau khi chính quyền quân sự tại Myanmar bắt đầu tiến trình cải tổ chính trị, đưa nước này dần trở thành một quốc gia dân sự.
Chiến thắng của đảng do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo là dấu mốc cho những dấu hiệu tích cực trong quan hệ giữa quốc gia Đông Nam Á này và một số nước khác, bao gồm cả Mỹ.
Mặc dù vâỵ, trong một lá thư gửi Quốc hội Mỹ, Tổng thống Obama đã yêu cầu nên gia hạn thêm một năm thử thách đối với các lệnh trừng phạt Myanmar còn lại.
Ông Obama lo ngại việc “vẫn còn các trở ngại trong quá trình kiểm soát dân sự của chính phủ mới, các cuộc xung đột vũ trang,…cũng như các giao dịch quân sự giữa Myanmar với Triều Tiên”.