Hoa Kỳ kêu gọi Nga ngay lập tức quay trở lại thực hiện nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận ngũ cốc hay còn gọi là "Sáng kiến Biển Đen".
Điều này đã được tuyên bố bởi Phó Giám đốc Dịch vụ Báo chí của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ là ông Vedant Patel.
Giới chức Mỹ tuyên bố, một số cuộc tấn công của Nga đã phá hủy các nhà kho và chuồng trại tại một cảng của Ukraine trên sông Danube gần biên giới Romania.
Đây là một trong những cuộc tấn công của Nga vào cơ sở hạ tầng cảng của Ukraine ở Odessa, Reni và Izmail.
Quan chức Mỹ cáo buộc Nga "không quan tâm đến tình hình nghiêm trọng trong an ninh lương thực toàn cầu".
Hành động như vậy của Điện Kremlin ảnh hưởng tiêu cực đến nông dân Ukraine và người dân trên toàn thế giới và điều này là "không thể chấp nhận được".
Đáp trả, giới quan chức ngoại giao Moscow thẳng thừng tuyên bố rằng, việc Liên bang Nga rút khỏi cái gọi là Sáng kiến Biển Đen không chỉ làm tổn hại đến lợi ích của chính quyền Kiev mà còn cả những người bảo trợ của nước này ở châu Âu và bên kia Đại Tây Dương (Mỹ).
Moscow cáo buộc, dưới chiêu bài cung cấp ngũ cốc Ukraine giá rẻ cho các nước nghèo, Hoa Kỳ đã nhồi nhét đầy các kho của mình, trong khi các nghĩa vụ được cấp cho Moscow theo thỏa thuận ngũ cốc đã bị phớt lờ, khiến Điện Kremlin nổi giận và chấm dứt Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen.
Trong bối cảnh đó, Moscow và New Delhi sắp đạt được thỏa thuận cung cấp lô lúa mì lớn nhất trong lịch sử quan hệ song phương.
Theo Reporter, Nga đang triển khai kế hoạch bán khoảng 8-9 triệu tấn ngũ cốc cho Ấn Độ, theo một hợp đồng trị giá khoảng 2 tỷ USD.
Hãng tin Anh Reuter cũng lưu ý rằng, dự trữ lúa mì ở Ấn Độ tính đến ngày 01/8 lên tới 28,3 triệu tấn, nhưng vẫn thấp hơn 20% so với mức trung bình trong mười năm qua.
Trước đó, người Ấn Độ đã không nhập khẩu lúa mì trong nhiều năm do nông dân địa phương đáp ứng thành công nhu cầu của thị trường.
Nguyên nhân là do năm nay Ấn Độ bị mất mùa lúa gạo khiến sản lượng giảm, giá lương thực tăng cao. Điều này đã khiến chính quyền New Dehli gấp rút mua khối lượng lớn ngũ cốc như vậy từ Nga.
Như vậy, khối lượng lúa mì mà Nga cam kết cung cấp đã chiếm tới hơn 30% tổng lượng dự trữ của Ấn Độ và có thể bù đắp cho khối lượng đang bị thiếu hụt, đảm bảo cho an ninh lương thực của nước này, trong bối cảnh ngũ cốc Ukraine đang bị chặn trên Biển Đen do Moscow đã rút khỏi Thỏa thuận ngũ cốc.