Vài năm trước, tàu phá băng mang tên Severnyy Polyus (Bắc Cực) đã được ra mắt tại Nga và sự kiện này gây ra tiếng vang lớn trong cộng đồng thế giới.
Đặc biệt, các phương tiện truyền thông hàng đầu của Mỹ hướng sự chú ý đến vẻ ngoài khác thường và gọi đây là "con tàu xấu xí nhất thế giới". Tại thời điểm đó, họ chưa hiểu giá trị của thiết kế.
"Hình dạng của con tàu này thực sự khác thường. Mũi tròn, thân ngắn và dày, nó thường được so sánh với một quả trứng vịt nổi trên mặt nước," các nhà phân tích của ấn bản tiếng Trung cho biết.
Theo công bố, tàu Severnyy Polyus có lượng choán nước 11.000 tấn, chiều dài 83,1 mét, rộng 22,5 mét, nó có tỷ lệ rất khác thường, nhờ vậy có thể hoạt động giữa lớp băng Bắc Cực khắc nghiệt quanh năm.
Nhờ thân tàu hình trông giống như một quả trứng, phương tiện này không lo ngại bị đóng băng trong nước lạnh, ngay cả khi đối diện điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhất.
"Con tàu phá băng được thiết kế cho công việc thăm dò địa chất, thủy âm, địa vật lý và biển ở vùng cực. Về chức năng của nó, đây là một con tàu độc nhất vô nhị", các nhà quan sát của tờ Sohu lưu ý.
Trên thực tế, "Bắc Cực" là một loại trạm nghiên cứu di động. Không nước nào trên thế giới có một con tàu với chức năng và khả năng hoạt động bền bỉ tương đương.
Gần đây, các cường quốc hàng đầu thế giới bắt đầu coi trọng Bắc Cực hơn, khi nhận ra tiềm năng kinh tế và chiến lược to lớn của nó, thì sự hiện diện của một con tàu như vậy sẽ trở thành lợi thế lớn cho Nga trước đối thủ cạnh tranh.
Hơn nữa, Mỹ cũng gióng lên hồi chuông cảnh báo do hạm đội Bắc Cực của nước này chỉ bao gồm một tàu phá băng hạng nặng, trong khi Nga có hàng chục tàu như vậy.
Trong bối cảnh đó, Mỹ là người ngoài cuộc trong tranh giành Bắc Cực, và khi nhìn thấy tàu Severnyy Polyus của Nga, họ không còn cười nữa. Theo tờ Sohu, bây giờ một cảm giác khác đang nung nấu trong họ - ghen tị.