Năm 1912, Carnegie tổ chức khóa học đầu tiên về diễn thuyết trước công chúng tại Hiệp hội Thanh niên Cơ Đốc (YMCA) ở thành phố New York, Mỹ.
Như hầu hết những khóa về diễn thuyết lúc bấy giờ, Carnegie bắt đầu lớp học với bài giảng lý thuyết, nhưng ông nhanh chóng nhận ra rằng học viên cảm thấy chán nản và bồn chồn, nên cần phải thay đổi cách thức trình bày.
Và chính điều đó đã dẫn tới việc biên soạn cuốn sách nổi tiếng nhất của ông là Đắc nhân tâm (How To Win Friends and Influence People).
Cuốn sách này lập tức trở thành sách bán chạy nhất và kể từ lúc xuất bản vào năm 1936 (và chỉnh lý vào năm 1981), nó đã bán được trên 20 triệu bản. Bên cạnh đó, cuốn sách được dịch sang 36 ngôn ngữ.
Năm 2002, người ta đã bình chọn Đắc nhân tâm là cuốn sách về kinh doanh số 1 của thế kỷ 20. Năm 2008, tạp chí Fortune đã đánh giá Đắc nhân tâm là một trong bảy cuốn sách mà mỗi nhà lãnh đạo nên có trong tủ sách của mình.
Và một cuốn sách khác, Quẳng gánh lo đi và vui sống(How To Stop Worrying and Start Living) được viết vào năm 1948 cũng đã bán được hàng triệu bản và được dịch sang 27 ngôn ngữ.
Sau đây là các nguyên tắc của Dale Carnegie để mỗi ngưới bớt lo lắng, tận hưởng cuộc sống và trở nên dễ gần gũi hơn:
1. Đừng chỉ trích, lên án hay than phiền người khác.
2. Hãy đánh giá cao người khác một cách chân thành, trung thực.
3. Làm người khác hứng thú.
4. Thành thật quan tâm đến người khác.
5. Mỉm cười.
6. Xin nhớ rằng đối với một người, tên của họ nghe hay nhất dù ở bất cứ ngôn ngữ nào.
7. Nên là người biết lắng nghe. Hãy khuyến khích người khác kể về họ.
8. Nói về những vấn đề mà người khác quan tâm.
9. Thành tâm làm cho người khác cảm thấy họ quan trọng.
10. Tránh cãi vã hơn là giành chiến thắng từ một cuộc tranh chấp.
11. Thể hiện sự tôn trọng quan điểm của người khác. Đừng bao giờ nói họ sai lầm.
12. Nếu bạn sai, hãy nhanh chóng và dứt khoát thừa nhận điều đó.
13. Hãy bắt đầu mọi việc theo cách thân thiện.
14. Nên nhanh chóng tìm được sự đồng tình.15. Hãy để người khác nói.
16. Hãy để người khác thấy họ là người đưa ra ý tưởng.
17. Cố gắng trung thực để xem xét vấn đề từ quan điểm của người khác.
18. Thông cảm với suy nghĩ và ước muốn của người khác.
19. Khơi gợi những lý do, nghĩa cử cao đẹp.
20. Làm cho ý kiến của bạn trở nên hấp dẫn.
21. Coi nhẹ thách thức.
22. Hãy bắt đầu bằng lời khen hoặc sự ca ngợi một cách trung thực.
23. Đừng săm soi lỗi lầm của người khác.
24. Nói về sai lầm của chính mình trước khi phê bình người khác.25. Hãy dùng câu hỏi để hỏi ý kiến, thay vì trực tiếp đưa ra mệnh lệnh hay yêu cầu.
26. Đừng làm mất mặt người khác.
27. Hãy khen ngợi sự tiến bộ dù nhỏ nhặt nhất và khen ngợi bất cứ sự tiến bộ nào của người khác. Hãy nồng nhiệt tán thành và đừng tiết kiệm lời khen.
28. Tạo tiếng thơm cho người khác.
29. Hãy khích lệ người khác và đừng trầm trọng hóa sai lầm.
30. Hãy làm người khác vui vẻ khi họ thực hiện việc bạn yêu cầu.
31. Dẹp bỏ thói quen lo lắng, đừng để nó hủy hoại bạn.
32. Hãy bận rộn, bởi vì "nhàn cư vi bất thiện".
33. Đừng để chuyện bé xé ra to.
34. Bình thường hóa mọi việc để đừng lo lắng. 35. Chấp nhận điều không thể tránh khỏi.
36. Hãy xem mức độ của vấn đề như thế nào và đừng làm chuyện thêm trầm trọng.
37. Đừng lo lắng về chuyện đã qua.
38. Bồi dưỡng thái độ tích cực để làm bạn an tâm và vui vẻ.
39. Hãy luôn suy nghĩ về sự hòa giải, lòng can đảm, điều tốt đẹp và sự hy vọng.
40. Cố gắng đừng trả đũa kẻ thù.
41. Đừng mong mỏi được trả ơn.
42. Vui với những điều đã có và hãy nhìn vào mặt tích cực của sự việc.
43. Đừng bắt chước người khác.
44. Cố gắng rút ra bài học từ thất bại.
45. Hãy tạo hạnh phúc cho người khác.
Để không còn lo lắng:
1. Hãy sống với hiện tại.
2. Cách đối mặt với khó khăn:
a. Hãy tự hỏi: "Chuyện tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì?".
b. Chuẩn bị tinh thần chấp nhận nó.
c. Cố gắng cải thiện vấn đề tồi tệ này.
3. Tự nhắc nhở mình phải trả cái giá rất đắt đối với sức khỏe nếu cứ lo lắng.
Những kỹ thuật cơ bản để tìm hiểu nguyên nhân gây lo lắng:
1. Thu thập tất cả sự việc.
2. Cân nhắc tất cả sự việc và đưa ra quyết định.
3. Khi đã quyết định rồi, hãy hành động. 4. Viết ra và trả lời những câu hỏi sau đây:
a. Vấn đề là gì?
b. Đâu là nguyên nhân của vấn đề?
c. Giải pháp khả thi là gì?
d. Giải pháp tối ưu là gì?