Muốn giữ lại 1 đường lui cho chính mình, đây là việc nhất định phải làm trong cách đối nhân xử thế

Bình Minh |

Có nhiều khi, con người ta rơi vào tình huống không thể tìm được đường lui, cũng bởi do cách ứng xử của chính bản thân mình.

Trong lý luận về tháp nhu cầu, Maslow có đề cập: "Con người có nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu tạo dựng giá trị cá nhân". Giữ thể diện cho người khác cũng chính là cách tôn trọng họ.

Một người không biết giữ thể diện cho người khác, cũng có nghĩa là không biết cách tôn trọng người khác. Những người như vậy, không nhận được sự tôn trọng của người khác cũng chính là đánh mất giá trị của mình.

Vẽ ve sầu

Trương Đại Thiên vẽ một bức tranh ve sầu trên cành liễu xanh, trên bức họa chỉ có một chú ve sầu lớn bò trên nhành liễu, đầu chú ve chúc xuống, ở tư thế chuẩn bị bay. 

Tề Bạch Thạch ngắm bức họa, nói với Trương Đại Thiên: "Đại Thiên tiên sinh, bức tranh này vô cùng truyền thần. Nhưng trước đây khi vẽ ve, tôi từng thỉnh giáo một người nông dân. 

Theo lời người nông dân thì đầu con ve đều hướng lên, cực kỳ ít trường hợp chúc xuống. Tất nhiên, đây cũng chỉ là lời nói một phía của bác nông dân đó, tôi cũng chưa từng tận mắt chứng kiến, cũng không chắc là chính xác."

Muốn giữ lại 1 đường lui cho chính mình, đây là việc nhất định phải làm trong cách đối nhân xử thế - Ảnh 2.

Trương Đại Thiên nghe xong, nhân cơ hội đến núi Thanh Thành phác họa, ông chạy ra ngoài quan sát cẩn thận, phát hiện ra quả nhiên ve trên cây đầu đều hướng lên trên.

Sau này, ông kể cho Tề bạch Thạch về sự quan sát của mình, Tề Bạch Thạch cười bí hiểm, nói: "Tôi cũng từng quan sát thấy vậy."

Lúc đó, Trương Đại Thiên bỗng hiểu, hóa ra Tề Bạch Thạch đã sớm biết ông sai, nhưng nghĩ tới sự tự tôn của ông mới lấy lý do nghe được từ miệng một người nông dân.

Tề Bạch Thạch tìm ra lỗi của Trương Đại Thiên, giả mượn lời nói của người nông dân để chia sẻ, và thể hiện mình cũng không rõ đúng sai, xin ý kiến Trương Đại Thiên, nhằm giữ thể diện cho ông.

Lời bình

Trong cuộc sống, khi phát hiện ra lỗi của người khác, nếu bạn thẳng thừng chỉ trích mà không để ý tới hoàn cảnh, sẽ khiến cho đối phương cảm thấy khó xử, họ sẽ khó lòng nghe lọt tai.

Nếu dùng ngữ khí xin lời khuyên, thảo luận để nói ra, giữ thể diện cho đối phương, sẽ khiến đối phương cảm thấy thoải mái hơn, hiệu quả thường tốt hơn.

Người ở cấp bậc cao hơn càng thấu hiểu đồng cảm và đặt mình vào vị trí người khác để suy nghĩ, biết tôn trọng người khác, hiểu rõ tôn trọng chính là sự bình đẳng, giá trị, nhân cách và tu dưỡng.

Khi chúng ta tặng hoa cho người khác, người đầu tiên ngửi hương thơm chính là ta; Khi ta bốc bùn ném vào người khác, thì đầu tiên vấy bẩn cũng chính là tay ta.

Muốn giữ lại 1 đường lui cho chính mình, đây là việc nhất định phải làm trong cách đối nhân xử thế - Ảnh 4.

Trên đời không có ai hoàn mỹ. Đối với những chuyện nhỏ bé, không quan trọng, không sai nguyên tắc, không phạm thuần phong mỹ tục, chúng ta nên cho người khác một cơ hội, thể diện, và sự tự tôn. 

Người khác có thể cảm nhận được sự thấu hiểu, bao dung, độ lượng của bạn. Từ đó, họ sẽ ghi nhớ bài học, tránh gây ra những lỗi lầm tương tự, cũng làm sâu sắc hơn nữa tình bằng hữu của nhau.

Tôn trọng người khác là biểu hiện của một người có giáo dục; suy nghĩ tới cảm nhận của người khác, biết thay đổi góc độ để suy nghĩ, mới có được sự tín nhiệm và ủng hộ của người khác.

Tôn trọng người khác là một dạng thái độ, cũng là một loại năng lực và đức hạnh, cần đặt bản thân vào vị trí khác để lo nghĩ cho người khác, giữ thể diện, bảo vệ sự tôn nghiêm của họ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại