Muốn dạy con ngoan, trưởng thành, mọi bà mẹ cần học cách nói "Không"

Huyền Nguyễn |

Chiều chuộng con không phải là cách dạy con lý tưởng. Đôi khi, biết là con sẽ buồn, sẽ khóc nhưng các bà mẹ vẫn cần học cách nói "không" để trao cho con cơ hội được lớn lên.

Khi tôi nói với cậu con trai 4 tuổi của mình rằng: "Đừng có lao ván trượt của con vào em đấy nhé" hay "Không, mẹ không muốn tấm đệm rời khỏi ghế như thế đâu", thằng bé trề môi ra và xin lỗi tôi vì đã tỏ ra ích kỷ.

Vào những lúc lịch thiệp nhất, cháu sẽ nói với tôi, cháu không thích nghe mấy lời tôi nói. Đúng thế, con trai tôi bị xúc phạm bởi cách dạy dỗ của tôi.

4 năm trước, tôi gắn bó với triết lý nuôi dạy con theo kiểu gắn kết. Kiểu làm cha mẹ này khuyến khích mẹ ngủ cùng con, kéo dài thời gian cho bú và để con bạn "điều hành" cuộc sống của bạn.

Theo đó, khi nghe thấy tiếng khóc của một bé sơ sinh hay một đứa trẻ mới chập chững biết đi, cha mẹ nhất định nên tìm cách xử lý.

Muốn dạy con ngoan, trưởng thành, mọi bà mẹ cần học cách nói Không - Ảnh 1.

Mọi thứ đều ấm áp, xinh đẹp và mơ màng cho tới khi tôi trở nên cạn kiệt rồi bị lạc lối khi nuôi dạy con theo cách đó.

Tôi muốn tự do ra khỏi giường khi tỉnh dậy mà không phải rón rén bò trườn, chỉ mong ký sinh trùng bé nhỏ của tôi không nhận ra sự vắng mặt này!

Tôi muốn đáp ứng nhu cầu của con trai tôi nhưng tôi cũng muốn quan tâm tới chính những nhu cầu của tôi nữa.

Thời gian trôi qua, tôi bắt đầu xác định giá trị của việc có thêm nhiều ranh giới. Ăn dặm theo kiểu tự chỉ huy và luyện ngủ.

Khi suy nghĩ thay đổi, tôi phải đối diện với nhiều khóc lóc, vật vã và điều đó không hề dễ dàng. Tôi phải thay đổi cách nghĩ và cách phản ứng trước những giọt nước mắt của con.

Tôi đã học để coi khóc lóc không chỉ là một phản ứng bình thường mà đôi khi còn có tác dụng chữa bệnh nữa.

Mùa hè vừa qua, con trai 3 tuổi của tôi đang chạy dọc vỉa hè và bị vấp ngã. Để an ủi con, tôi đưa con bánh xốp hình thú.

Con lắc đầu và nói: "Không, con chỉ muốn khóc thôi". Những giọt nước mắt có thể chữa lành và nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chúng giải phóng chất giảm đau từ cơ thể, giảm stress và cải thiện tâm trạng".

Tôi không còn cảm thấy việc tốt đẹp nhất cần làm là bảo vệ con khỏi những cảm xúc tiêu cực. Thay vào đó, trao cho con cơ hội để đối diện và tự mình vượt qua chúng.

Tôi nói "Không" với con và chấp nhận phản ứng cảm xúc của con bởi vì sự dễ dãi không dành cho một đứa trẻ hạnh phúc hay một mối quan hệ lành mạnh.

Tôi thậm chí từng bị gọi là bà mẹ xấu xa, nhưng tôi biết rốt cuộc con sẽ hưởng lợi từ đó. Con có thể muốn cách nuôi dạy tự do, nhưng cháu cần biết giới hạn cho phép.

Muốn dạy con ngoan, trưởng thành, mọi bà mẹ cần học cách nói Không - Ảnh 2.

Tôi cho phép con đưa ra quyết định nhưng từ những lựa chọn hợp lý mà tôi đề xuất. Con không chọn thời gian đi ngủ nhưng sẽ được chọn nghe mẹ đọc 1 hay 2 cuốn sách.

Con không quyết định cả nhà sẽ ăn gì vào bữa tối nhưng cháu có thể chọn mình được ăn bao nhiêu. Con không quyết định khi nào chúng tôi phải rời khỏi công viên nhưng cháu được chọn nắm tay mẹ hay không.

Tôi từng lầm lẫn giữa làm một người mẹ hiểu con với việc giữ cho các con khỏi những cảm xúc tiêu cực. Giờ tôi biết, làm cha mẹ thấu cảm là hiểu phản ứng của con.

Tôi sẽ không giải cứu con hay trừng phạt con, chỉ đơn giản là nói: "Con phát điên lên vì tivi bị tắt chứ gì. Mẹ hiểu chứ. Ngày mai, chúng ta có thể xem nhiều hơn".

Muốn dạy con ngoan, trưởng thành, mọi bà mẹ cần học cách nói Không - Ảnh 3.

Tôi tạo lập các ranh giới cho con: "Con đang buồn. La hét không sao cả nhưng con phải làm việc đó trong phòng riêng của mình hoặc ngoài vườn.

Khi làm xong, chúng ta có thể trò chuyện và mẹ sẽ ôm con". Tôi muốn con trai chấp nhận cảm xúc của con, nhưng tôi sẽ không cho phép bản thân trở thành bao đựng cát để cháu xả giận.

"Con có thể gắt gỏng, cục cằn nhưng con không được phép nói với mẹ bằng thái độ đó".

Giờ đây, tôi cảm thấy thoải mái khi nói "Không" với con bởi vì tôi muốn giao tiếp với con một cách chân thực.

Tôi coi trọng sự xác thực hơn so với sự đẹp đẽ, xã giao và tôi muốn con cũng làm như thế. Bằng cách tôn trọng chính mình thông qua việc tạo dựng những ranh giới, con sẽ học được sự quan tâm và cách tự tôn trọng mình.

Tôi từng muốn con trai mình lúc nào cũng vui vẻ, hạnh phúc. Nhưng giờ tôi biết, cuộc chiến đấu với những cảm xúc tiêu cực của con thường là cơ hội để khôn lớn và học hỏi.

Khi tôi lùi lại (và luôn tỏ ra kiên định), tôi cho con thấy sự tin cậy và đó là bản chất của việc làm cha mẹ theo cách tôn trọng con cái. Tôi nói "Không" vì tôi quan tâm tới sự thoải mái và vui vẻ của con cũng như của chính mình.

Vài nét về tác giả:

Amanda Elder tốt nghiệp chuyên ngành giáo dục và phát triển trẻ em. Cô chủ yếu viết về nghề làm cha mẹ, hôn nhân và vấn đề của phụ nữ.

Cô từng cộng tác với Huffington Post, The Washington Post, Scary Mommy, Your Tango…

Nguồn: Scarymommy

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại