Phát triển tư duy từ chính những lời khen
ngợi
Trẻ con có sự tiếp nhận những lời khen rất tinh tế. Có thể chúng ta nhận thấy hai lời khen tương đương nhau chẳng có gì khác biệt. Nhưng đối với những đứa trẻ, lời khen khi dựa vào quá trình học tập và lời khen dựa vào kết quả học tập lại khác nhau hoàn toàn.
Trẻ sẽ phát triển tư duy và tạo ra niềm đam cho việc học hơn khi được nhìn nhận bằng cả quá trình chứ không đơn thuần là một kết quả nào đó. Bởi lời khen dựa vào kết quả có thể tạo cho trẻ những "cơn khát danh hiệu" tức thời dựa trên một tư duy cố định.
Nói cách khác, một tư duy cố định sẽ khiến đứa trẻ cảm nhận được sự thất bại nếu chúng không đạt được điều gì đó như ý muốn. Trong khi một đứa trẻ với tư duy tăng trưởng sẽ không xem mình là thất bại mặc dù không đạt được những gì chúng đã tự đặt ra.
Bởi thế khen là phải khen đúng cách!
Phát triển tư duy chính là chìa khóa tạo nên sự thành công của mỗi đứa trẻ. Dưới đây là một số cuộc hội thoại thông thường cho thấy sự khác biệt rõ rệt các thông điệp được truyền tải:
Cố định tư duy: "Con đã có câu trả lời chính xác, tốt lắm! Con thật thông minh!"
Tăng trưởng tư duy: "Con đã có câu trả lời chính xác, tốt lắm! Con đã làm việc rất chăm chỉ để hiểu điều đó và cuối cùng thì con đã làm được rồi!"
Cố định tư duy: "Con đã hoàn thành câu đố đó một cách nhanh chóng! Con thực sự rất giỏi!"
Tăng trưởng tư duy: "Tốt lắm! Vậy một câu đó khó nhằn hơn thì sao? Mẹ nghĩ rằng con có thể làm điều đó!"
Tại sao tăng trưởng tư duy lại quan trọng?
Tiến sĩ Carol Dweck là nhà tiên phong hàng đầu về nghiên cứu tư tưởng tại Đại học Stanford đã tin rằng tăng trưởng tư duy là điều cần thiết trong sự khuyến khích, sự tự tin để ai đó đạt được thành công.
Khi một đứa trẻ cố gắng làm điều gì đó cho lần đầu tiên, những suy nghĩ của chúng không gắn với việc chúng sẽ thực hiện nhiệm vụ như thế nào. Mà điều quan trọng hơn là chúng hiểu rằng nó không phải là tất cả hoặc không có gì mà không có cơ hội để cố gắng và thử lại một lần nữa.
Điều này là quan trọng để một đứa trẻ không trở nên sợ hãi thất bại cũng như tự tin hơn khi thực hiện nhiệm vụ.
Dweck và các đồng nghiệp đã tiến hành một nghiên cứu liên quan đến một số trẻ em lớp 7 khi chúng bắt đầu năm học mới với điểm thi gần như giống hệt nhau. Tất cả các em được đánh giá các dấu hiệu của tư duy tăng trưởng hay tư duy cố định. Trong suốt hai năm, đã có một sự khác biệt phù hợp trong lớp giữa hai nhóm.
Hóa ra những đứa trẻ có tư duy cố định đã có mục tiêu rõ ràng khác nhau: Chúng rất dễ có xu hướng né tránh những điều mà chúng biết rằng mình có thể làm không tốt.
Trong khi những đứa trẻ có tư duy tăng trưởng lại có một niềm tin rằng trí thông minh có thể được phát triển và do đó chúng đã học được những điều mới mẻ hơn.
Khi nào thì nên áp dụng tăng trưởng tư duy đối với trẻ?
Nghiên cứu cho thấy rằng không bao giờ là quá sớm hoặc quá muộn để khuyến khích tăng trưởng tư duy ở trẻ em. Hầu hết trẻ em đều tự nhiên có tư duy tăng trưởng, nhưng qua quá trình người lớn nuôi dạy chúng đã ảnh hưởng rất lớn vào việc này biến những tư duy đó thành tư duy cố định.
Ngoài ra, thời gian tối ưu để khuyến khích tăng trưởng tư duy là từ thời điểm một đứa trẻ bắt đầu có sự phát triển về ngôn ngữ. Nhưng điều này cũng không có nghĩa là không có hy vọng cho các em đã ở độ tuổi lớn hơn.
Hầu hết trẻ em ở độ tuổi lớn hơn đã có một sự kết hợp giữa tư duy tăng trưởng và tư duy cố định về một số thứ khác nhau, tùy thuộc vào kinh nghiệm của chúng.
Cho nên, công việc của người lớn là có thể giúp khuyến khích tăng trưởng tư duy của trẻ để phát triển tài năng, bằng cách sử dụng từ ngữ một cách cẩn thận và cho trẻ sự ủng hộ về tinh thần tuyệt đối.