Ngày đặc biệt 21/6: Trái Đất xuất hiện hiện tượng "bạch dạ" rất lý thú, khoa học lý giải

Trang Ly |

Ngày 21/6, Google thiết kế hình ảnh Doodle về mùa hè 2019. Cùng khám phá những bí mật xoay quanh ngày này.

Hôm nay, 21/6, người dùng Google dễ dàng nhận thấy hình ảnh Doodle đáng yêu mà Google thiết kế nhằm đánh dấu thời điểm Bán cầu bắc bước vào điểm Hạ chí (Summer solstice) - giữa mùa hè. Cụ thể cho năm nay, ngày 21/6 đánh dấu thời điểm giữa mùa hè 2019.

Ngày đặc biệt 21/6: Trái Đất xuất hiện hiện tượng bạch dạ rất lý thú, khoa học lý giải - Ảnh 1.

Ảnh: Google

Theo quan điểm của thiên văn học phương Tây, điểm Hạ chí hàng năm bắt đầu từ ngày 21-22/6 đến 7-8/7. Đây cũng là tiết khí khởi đầu từ điểm giữa của mùa hè (còn gọi là tiết Hạ chí - một trong 24 tiết khí nông lịch) theo quan điểm của lịch Trung Quốc cổ đại.

Xét dưới góc độ khoa học, điểm Hạ chí là ngày Mặt Trời đạt vị trí cao nhất trên bầu trời và ngày có thời gian sáng dài nhất trong năm - đêm có thời gian ngắn nhất (trời lâu tối-nhanh sáng). Đây là lúc Mặt trời ở tọa độ xích kinh 90 độ.

"Bạch Dạ" của Trái Đất

Trong cuốn giáo trình Địa lý tự nhiên đại cương (Phần 1: Trái Đất và Thạch quyển) cho biết, trong một năm có 4 mốc thời gian quan trọng nhất: Đó là những ngày bắt đầu các tiết khí: Xuân phân - Hạ chí - Thu phân - Đông chí.

Sở dĩ có 4 mốc này là do kết quả từ sự tự quay của Trái Đất và việc Trái Đất quay quanh Mặt Trời.

Theo các nhà khoa học, trong ngày Hạ chí có một số đặc điểm sau:

- Nhiệt độ bức xạ Mặt Trời chiếu cho Bán cầu bắc rất cao. Trời xanh không gợn mây, ánh nắng gay gắt. Do đó, đây là quãng thời gian có nhiệt độ nóng nhất năm.

- Do nhận được lượng nhiệt cao nên nó khiến các đại dương, sông hồ bốc hơi mạnh, gây nên các trận mưa lớn ở một số khu vực.

- Một đặc điểm khác là, Hạ chí khiến một số nơi ở Bắc bán cầu trải qua hiện tượng "đêm trắng", nghĩa là không có ban đêm do lượng bức xạ ánh sáng cộng với thời gian chiếu sáng dài tại đây.

Hiện tượng đêm trắng còn có tên gọi là "bạch dạ", tiếng anh là Midnight sun.Vào ngày này, dù Mặt Trời đã lặn xuống đường chân trời nhưng khu vực đó vẫn không bị đêm đen bao trùm, mà ánh sáng tựa như hoàng hôn hay rạng đông.

Trên thế giới, một số thành phố của Nga như St. Peterburg, Severodvinsk, Murmansk (thành phố lớn nhất thế giới nằm trong vòng Bắc Cực)... cũng trải qua hiện tượng "bạch dạ" và họ rất coi trọng thời điểm khá kỳ lạ kèm thú vị này trong năm.

Hình ảnh về "bạch dạ" ở một số nơi trên Trái Đất:

Ngày đặc biệt 21/6: Trái Đất xuất hiện hiện tượng bạch dạ rất lý thú, khoa học lý giải - Ảnh 4.

Bạch dạ ở Iceland.

Ngày đặc biệt 21/6: Trái Đất xuất hiện hiện tượng bạch dạ rất lý thú, khoa học lý giải - Ảnh 5.

Bạch dạ ở Bắc Cực

Ngày đặc biệt 21/6: Trái Đất xuất hiện hiện tượng bạch dạ rất lý thú, khoa học lý giải - Ảnh 6.

Bạch dạ ở Alaska.

Ngày đặc biệt 21/6: Trái Đất xuất hiện hiện tượng bạch dạ rất lý thú, khoa học lý giải - Ảnh 7.

Bạch dạ ở Iceland.

Ngày đặc biệt 21/6: Trái Đất xuất hiện hiện tượng bạch dạ rất lý thú, khoa học lý giải - Ảnh 8.

Bạch dạ ở St. Peterburg, Nga.

Ngày đặc biệt 21/6: Trái Đất xuất hiện hiện tượng bạch dạ rất lý thú, khoa học lý giải - Ảnh 9.

Bạch dạ ở Nga.

Ngày đặc biệt 21/6: Trái Đất xuất hiện hiện tượng bạch dạ rất lý thú, khoa học lý giải - Ảnh 10.

Bạch dạ ở Phần Lan

Bài viết tham khảo nhiều nguồn

Ảnh: Internet

* Đọc bài cùng tác giả Trang Ly tại đây.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại