Một vật phẩm trên ban thờ không được đặt trước mặt bát hương, phải vệ sinh đúng cách: Bạn biết không?

Thùy Anh |

Dịp cuối năm, nhiều gia đình sẽ cần vệ sinh ban thờ, bạn nhất định đừng bỏ qua món đồ này.

Lư hương là một vật phẩm quen thuộc trong nghi lễ thờ cúng ở Việt Nam, đặc biệt là trong các không gian thờ tự như gia đình, đình, chùa... Từ xưa đến nay, lư hương thường được làm từ các chất liệu quen thuộc như đồng, đá, sành... 

Vật dụng này được sử dụng để đốt nhang hay thảo dược quý như trầm hương. Mùi hương từ lư hương khi được đốt lên không những mang lại không gian thanh tịnh, trang nghiêm mà còn thể hiện lòng thành kính và sự tôn vinh đối với tổ tiên, thế hệ đi trước.

Theo quan niệm dân gian, lư hương còn được xem là biểu trưng cho sự gắn kết giữa con người với vũ trụ, đất trời. Nhiều gia đình đặt lư hương trên ban thờ với mong muốn thanh lọc khí, tăng thêm cát khí, gia tăng sự hòa thuận và tài lộc trong gia đình.

Lư hương nên đặt như thế nào?

Vị trí đặt lư hương trên ban thờ gia tiên có quy chuẩn cụ thể. Việc này đảm bảo sự hài hòa và thẩm mỹ, cũng như phong thủy cho gia chủ.

Theo quan niệm của người đi trước, lư hương cần được đặt ở phía sau của bát hương. Đây chính là vị trí đặt được xem là đúng và chuẩn xác nhất theo phong thủy. Phía trước lư hương chính là vị trí đặt bát hương. Tiếp đến là vị trí đặt mâm ngũ quả và kỷ nước

Ngoài ra, khi lựa chọn bạn cũng nên thật cẩn thận, lựa chọn kỹ lưỡng sao cho kích thước của bát hương và lư hương phải thật cân đối, mang đến một hài hòa cho không gian thờ cúng. Xung quanh bàn thờ còn có thể bố trí thêm các vật phẩm khác như đèn thờ, lọ hoa, nậm rượu, chóe thờ, ống hương... để thêm phần phong phú và trang trọng.

Một vật phẩm trên ban thờ không được đặt trước mặt bát hương, phải vệ sinh đúng cách: Bạn biết không?- Ảnh 1.

Hình minh họa. Ảnh: Internet

Như vậy, việc đặt lư hương không chỉ cần đúng với quy chuẩn về mặt phong thủy mà còn phải đảm bảo sự hài hòa về mặt thẩm mỹ.

Khi nào nên vệ sinh lư hương và vệ sinh như thế nào?

Thời gian vệ sinh lư hương không cố định, tuy nhiên, nên lau dọn trước các ngày là mùng 1, ngày rằm, và những ngày Tết quan trọng. Nếu vệ sinh định kỳ và không có vết ố, hoen rỉ, bạn có thể dùng cách lau bằng khăn thông thường. 

Trong trường hợp lư hương để lâu bị hoen ố, bạn có thể tham khảo thực hiện các bước sau:

Bước 1: Sử dụng khăn mềm hoặc bông để lau sạch bụi và bẩn trên lư hương.

Bước 2: Tiếp theo, làm bóng đồ đồng, bạn lấy mùn cưa cho vào một ít muối rồi dùng khăn nhúng vào hỗn hợp trên, chà lên đồ đồng sẽ làm chúng sáng bóng. Bạn có thể thay hỗn hợp bằng tro bếp, thêm một ít nước vào cũng sẽ làm đồ đồng sáng bóng nhanh chóng.

Với các vết gỉ màu xanh trên thân các đồ đồng, bạn trộn nước cốt chanh với muối, dùng khăn chùi lên vị trí có vết gỉ sẽ làm chúng biến mất trên đồ đồng.

Nếu lư hương bằng sứ, bạn có thể dùng nước xà phòng hoặc nước giặt pha loãng để tẩy sạch bụi và vết ố trên lư hương.

Bước 3: Sau khi lau sạch, bạn có thể dùng khăn khô hoặc giấy thấm để lau khô.

Lưu ý rằng không nên sử dụng chất tẩy rửa khi vệ sinh lư hương, vì chất tẩy rửa có thể làm hỏng bề mặt của lư hương và làm giảm độ bóng. Về dụng cụ lau lư hương, bạn cần chọn khăn và nước sạch. Khăn sau khi lau cần được giặt sạch sẽ và không nên dùng vào những mục đích khác.

Một vật phẩm trên ban thờ không được đặt trước mặt bát hương, phải vệ sinh đúng cách: Bạn biết không?- Ảnh 2.

Hình minh họa. Ảnh: Internet

*Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.

Tổng hợp

Một vật phẩm trên ban thờ không được đặt trước mặt bát hương, phải vệ sinh đúng cách: Bạn biết không?- Ảnh 3.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại