Một quy định "nhỏ" có thể thổi bay ngay lập tức 900 tỷ lợi nhuận của Sabeco

Việc dán tem bia được đánh giá là không cần thiết khi mà lượng bia lậu, bia giả không đáng kể.

Nhằm mục tiêu “Nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với hoạt động SXKD bia”, trong năm 2013, Bộ Công Thương đã đưa ra phương án dán tem đối với mặt hàng bia nhằm chống nạn hàng giả, buôn lậu, gian lân thương mại.

Dù vẫn trong quá trình xin ý kiến của các cơ quan, ban ngành nhưng dự thảo đã vấp phải sự phản đối gay gắt của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bia.

Theo ước tính, nếu áp dụng việc dán tem với sản phẩm bia sẽ khiến các doanh nghiệp tiêu tốn khoảng 1.700 tỷ đồng mỗi năm.

Theo ông Trần Đình Thanh- Phó TGĐ Habeco thì số lượng bia giả, bia lậu trên thị trường là không đáng kể so với sản lượng hàng tỷ lít bia sản xuất mỗi năm. Do đó, việc áp dụng tem bia là không cần thiết, gây tốn kém.

Cùng quan điểm, Lê Hồng Xanh- Phó TGĐ Sabeco từng cho rằng việc dán tem sẽ tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, khiến giá thành sản phẩm đội lên, kéo theo tiêu dùng sụt giảm và ngân sách thu về giảm theo.

Trong năm 2016, Sabeco đặt kế hoạch kinh doanh với các chỉ tiêu sản lượng tiêu thụ bia 1,54 tỷ lít, tổng doanh thu (không bao gồm thuế TTĐB) đạt 35.046 tỷ đồng, LNST 3.436 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trong trường hợp đề án quy định việc dán tem đối với các sản phẩm bia được triển khai sẽ làm gia tăng đáng kể chi phí doanh nghiệp.

Theo ước tính của Sabeco, với chi phí dán tem cho mỗi chai/lon là 200đ/sản phẩm thì công ty sẽ phải bỏ thêm khoảng 900 tỷ đồng chi phí cho việc dán tem, đó là chưa kể chi phí đầu tư cho thiết bị liên quan.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại