Nông sản quen thuộc, đang được nhập khẩu ồ ạt
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, nhập khẩu hạt dẻ Mỹ của Việt Nam trong tháng 5/2023 đặt 15,5 triệu USD, thăng 121,7% so với cùng kỳ tháng 5/2022. Trong tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả từ Mỹ, hạt dẻ chiếm tỷ lệ khá lớn và đang có xu hướng tăng mạnh, từ 30,4% (tháng 5/2022) tới 57,2% (tháng 5/2023).
Nguồn ảnh: Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn
Theo thông tin từ Kosu, người Mỹ tiêu thụ hơn 7,5 triệu pound (1 ,4536 kg) hạt dẻ mỗi năm nhưng hầu hết phải nhập khẩu từ Ý, Trung Quốc và Hàn Quốc. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, khi nhu cầu tiêu thụ tăng nhanh, nhiều nông dân Mỹ đã chuyển sang trồng hạt dẻ ở khu vực Trung Tây. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) thống kê, Năm 2007 có 591 trang trại trồng hạt dẻ ở Mỹ, và con số này tăng lên 841 vào năm 2017 (dữ liệu được thu thập chính thức trong năm 2020). Con số trang trại hạt dẻ có thể vẫn tiếp tục tăng.
Hạt dẻ (còn có tên khoa học là Aesculus hippocastanum) là loại hạt quen thuộc, chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Các chiết xuất từ hạt dẻ đều đem lại rất nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt là aescin giúp cải thiện sức khỏe tĩnh mạch và chống viêm.
Hạt dẻ có hương vị đặc trưng và có thể chế biến theo nhiều cách như luộc, rang và sấy khô, hoặc ở dạng mứt hoặc bột. Đặc biệt trong mùa thu, đông, món hạt dẻ rang được nhiều người ưa chuộng vì hương bị bùi, béo và cảm giác ấm nóng khi ăn.
Hạt dẻ là 1 trong số ít loại hạt rất giàu vitamin C. Một nửa cốc hạt dẻ sống có thể cung cấp cho bạn 35%-45% lượng vitamin C hàng ngày. Khi luộc hoặc nướng, vitamin C trong hạt dẻ bị mất đi 1 lượng nhất định, nhưng chúng vẫn có thể đáp ứng khoảng 15-20% lượng vitamin cơ thể cần hàng ngày. Rang hạt dẻ ở nhiệt độ thấp có thể giữ lại nhiều vitamin C hơn.
Hạt dẻ cũng giàu axit gallic và axit ellagic — hai chất chống oxy hóa. Ngay cả khi nấu chin, hạt dẻ vẫn là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào, vì các chất oxy hóa tăng nồng độ khi nấu chín. Hạt dẻ cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất như: Vitamin E, vitamin A, vitamin B phức hợp, canxi, magiê, kẽm, sắt, đồng, mangan…
Loại hạt nhiều công dụng
Hỗ trợ điều trị chứng suy, giãn tĩnh mạch mãn tính
Hợp chất aescin trong hạt dẻ có nhiều đặc tính y học đã được chứng minh có thể hữu ích trong việc điều trị chứng suy, giãn tĩnh mạch. Ví dụ, nó có thể làm tăng lưu lượng máu trong tĩnh mạch, có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh.
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Chất chống oxy hóa và khoáng chất như magiê và kali trong hạt dẻ giúp giảm nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch, chẳng hạn như bệnh tim hoặc đột quỵ. Hạt dẻ là một nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng này và có thể giúp tăng cường sức khỏe tim mạch của bạn.
Cải thiện tiêu hóa
Hạt dẻ là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, giúp hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Vì thế, một trong những công dụng của hạt dẻ được cảm nhận rõ rệt nhất là giúp cải thiện tiêu hóa của bạn.
Hạt dẻ cũng không chứa gluten, điều này làm cho chúng trở thành một lựa chọn lành mạnh cho những người bị bệnh celiac.
Hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu
Chất xơ có nhiều trong hạt dẻ cũng có thể giúp cân bằng lượng đường trong máu. Ăn thực phẩm giàu chất xơ đảm bảo cơ thể hấp thụ tinh bột từ từ, giúp tránh tăng đột biến lượng đường trong máu, có thể gây nguy hiểm cho những người mắc bệnh tiểu đường.
Hơn nữa, hạt dẻ có giá trị chỉ số đường huyết thấp là 54. Thực phẩm được đánh giá thấp hơn về chỉ số đường huyết sẽ không gây ra những thay đổi lớn đối với lượng đường trong máu của bạn khi bạn ăn chúng.