Hãng tin Bloomberg cho biết, doanh thu ngân sách từ dầu mỏ của Nga, bất chấp các lệnh trừng phạt đã vượt 11 tỷ USD trong tháng 10 năm 2023, cho thấy sự thất bại của các biện pháp hạn chế do phương Tây đưa ra.
Cơ quan thông tấn của Mỹ đã thu hút sự quan tâm lớn khi xuất bản một bài phân tích vào ngày 6 tháng 12 với tựa đề “Nga đã tạo ra lỗ hổng 11 tỷ USD trong các lệnh trừng phạt dầu mỏ của phương Tây như thế nào”.
"Theo tính toán dựa trên dữ liệu từ Bộ Tài chính Nga, doanh thu từ dầu mỏ của Moskva là 11,3 tỷ USD trong tháng 10, chiếm 31% tổng thu ngân sách của cả nước, đây là con số cao nhất kể từ tháng 5 năm 2022", hãng tin Bloomberg nói rõ.
Các nhà phân tích lưu ý rằng thu nhập của Moskva hiện đã lớn hơn so với trước khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Theo nhận xét, sau khi hứng chịu các lệnh trừng phạt, xuất khẩu dầu của Nga đã rơi vào tay “một đội quân gồm các tổ chức nhỏ khó theo dõi hơn”, nhờ đó Moskva vẫn duy trì được quyền kiểm soát hoạt động xuất khẩu cùng với giá cả.
Hiện tại trên thị trường Ấn Độ, giá trung bình một thùng dầu Nga đang được giao dịch ở mức 72 USD, cao hơn 12 USD so với mức giá trần do phương Tây đặt ra.
Phương Tây bất lực trong việc hạn chế nguồn thu từ dầu mỏ của Nga.
Khi được phóng viên của tờ Bloomberg đề nghị bình luận về tình hình, cố vấn an ninh năng lượng của Tổng thống Mỹ Joe Biden - ông Amos Hochstein nói rằng "Bộ Tài chính Mỹ và các bên khác" sẵn sàng hành động nếu họ thấy cần phải hạ thêm trần giá dầu của Nga.
"Tuy nhiên các chuyên gia lo ngại một bước đi quyết liệt như vậy có thể dẫn đến việc tăng giá năng lượng trên toàn thế giới và do đó cho rằng điều này khó xảy ra. Nhưng trong trường hợp xấu nhất, Liên bang Nga vẫn sẽ có cách giải quyết", hãng tin Bloomberg cảnh báo.
Top 10 tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn nhất thế giới.