Mỗi gian hàng từng kiếm cả trăm triệu một đêm, nay rơi vào cảnh ế ẩm

Dy Khoa (từ Singapore) |

Khu phố này từng rất đông đúc, không thể chen chân nhưng khung cảnh hiện tại trái ngược hoàn toàn.

Mỗi gian hàng từng kiếm cả trăm triệu một đêm, nay rơi vào cảnh ế ẩm - Ảnh 1.

Trong ký ức của khách du lịch và dân bản xứ Singapore, Chinatown là điểm đến luôn đông đúc, chật cứng người qua lại. Người Hoa sống trên khắp đảo quốc nhưng Chinatown mang nhiều dáng dấp của phố người Hoa. Trong ảnh là lối lên trạm MRT Chinatown.

Mỗi gian hàng từng kiếm cả trăm triệu một đêm, nay rơi vào cảnh ế ẩm - Ảnh 2.

Nơi này từng thu hút rất đông du khách, đa số lịch trình du lịch Singapore của họ đều có Chinatown. Ảnh chụp dịp Trung thu năm 2015.

Mỗi gian hàng từng kiếm cả trăm triệu một đêm, nay rơi vào cảnh ế ẩm - Ảnh 3.

Cùng với các Chinatown nổi tiếng khác trên thế giới, Chinatown Singapore bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19. Khung cảnh nơi này không còn sôi động như trước dịch, nếu không muốn nói là rất đìu hiu. Trong ảnh là phố ẩm thực từng rất hút du khách nhưng nay cửa hàng đóng cửa gần hết. Nơi này lần đầu tiên bị đóng cửa sau 20 năm hoạt động.

Mỗi gian hàng từng kiếm cả trăm triệu một đêm, nay rơi vào cảnh ế ẩm - Ảnh 4.

Nơi này từng tiêu tốn 3 triệu SGD (khoảng 50 tỷ đồng) để đầu tư, cải thiện mặt bằng nhằm thu hút du lịch. Hiện các nhà hàng hai bên con đường ẩm thực một thời chỉ đón nhận lượng khách lưa thưa. Theo kinh nghiệm của phóng viên, lượng khách đón trong một giờ của nhà hàng này không bằng 1/10 so với trước dịch.

Mỗi gian hàng từng kiếm cả trăm triệu một đêm, nay rơi vào cảnh ế ẩm - Ảnh 5.

Các con đường khác của Chinatown Singapore cũng không khá hơn. Thậm chí nhiều chủ shop đã chọn cách đóng cửa để tiết giảm chi phí tối đa. Theo chị Cheryl (29 tuổi, phóng viên của tờ báo địa phương), hiện sống tại Chinatown, thói quen mua sắm của người dân Singapore đã thay đổi phần lớn từ mua hàng trực tiếp sang trực tuyến. Các chủ sạp ở đây đa số đều duy trì gian hàng online trên Lazada, Shopee.

Mỗi gian hàng từng kiếm cả trăm triệu một đêm, nay rơi vào cảnh ế ẩm - Ảnh 6.

Theo Cheryl, mỗi ngày trước dịch cửa hàng nổi tiếng có thể kiếm được doanh thu đến cả chục nghìn SGD (khoảng 170 triệu đồng). Chúng tôi không thể kiểm chứng chính xác con số này tuy nhiên đây là con số khả tín vì lượng khách đông và giá bán tại đây cao hơn các khu vực khác. Giá thuê điểm kinh doanh mỗi tháng có thể lên 3.500 SGD (59 triệu đồng) và còn cao hơn nữa với mặt bằng diện tích lớn.

Mỗi gian hàng từng kiếm cả trăm triệu một đêm, nay rơi vào cảnh ế ẩm - Ảnh 7.

Trong ảnh là một nhà hàng bán món Tứ Xuyên hiếm hoi đông khách đến mức khách hàng phải xếp hàng chờ. Theo nguồn tin cho thuê bất động sản thân tín tại Singapore, giá thuê điểm kinh doanh trong Chinatown từng tăng thêm 300 SGD (5 triệu đồng) vào giữa năm ngoái. Sau khi Singapore mở cửa du lịch, giá thuê đã tăng mạnh hơn.

Mỗi gian hàng từng kiếm cả trăm triệu một đêm, nay rơi vào cảnh ế ẩm - Ảnh 8.

Các gian hàng lưu niệm cũng thưa khách. Các gian hàng như này thường thu hút khách du lịch với chính sách bán theo combo. Dù thưa khách nhưng các mặt hàng này đều không giảm giá.

Mỗi gian hàng từng kiếm cả trăm triệu một đêm, nay rơi vào cảnh ế ẩm - Ảnh 9.

Một nhà hàng nổi tiếng bán món cơm dừa (nasi lemak) gần Chinatown cũng thưa khách. Đa số khách ăn đều là dân địa phương.

Ảnh: Dy Khoa

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại