*Dưới đây là lời chia sẻ của ông Trương, đăng tải trên nền tảng Toutiao:
Tôi là lão Trương, ngoài 50 tuổi, đã nghỉ hưu. Thời gian trôi qua nhanh, chớp mắt, con gái tôi đã lớn và chuẩn bị lấy chồng. Là một người cha, tôi đương nhiên rất vui mừng.
Tôi mong được chia sẻ niềm vui này với 25 người đồng đội cũ thân thiết. Đã nhiều năm, dù tôi và những người này không còn nhiều dịp tái ngộ nhưng tình cảm vẫn đong đầy. Tôi muốn mời 25 người đến đám cưới của con gái, không chỉ để họ cùng chung vui với gia đình mà còn là dịp chúng tôi cùng ôn lại chuyện cũ, hỏi thăm nhau.
Trước ngày cưới, mỗi khi nghĩ đến dịp được cùng các bạn hội ngộ, tôi vui mừng vô cùng. Khi chứng kiến cả 25 người đều lặn lội đường xa để góp mặt đầy đủ trong đám cưới của con gái, tôi càng bồi hồi và xúc động. Nhìn những người anh em năm xưa, tôi như được quay trở lại những năm tháng tuổi trẻ ấy.
Tronng đám cưới, tôi dành những bàn riêng trang trọng nhất để tiếp đón. Đáp lại tôi, họ đều thể hiện sự thân tình. Họ không chỉ nhiệt tình góp vui trong đám cưới, mà còn hứa hẹn nếu sau này tôi và gia đình có gặp khó khăn, thì cả 25 người đồng chí sẽ nhiệt tình giúp đỡ. Tình bạn này ấm áp hơn bất kỳ món quà vật chất nào.
Chỉ một ngày sau đám cưới, gia đình tôi cùng ngồi xuống để soát lại phong bì được tặng. Khi nhìn thấy phong bì của 25 người họ với lời nhắn: "Gửi anh Trương - người chỉ huy trưởng của chúng em", tôi càng hồi hộp. Tuy nhiên, mở phong bì, vợ chồng tôi và vợ chồng con gái đều "sốc" vì trong đó chỉ có... 300 tệ (khoảng 1 triệu đồng).
25 người mà chỉ mừng chung một phong bao 300 tệ thì quả thật, họ không tôn trọng gia đình tôi. Tôi nhớ lại, trong đám cưới của con, gia đình tôi đã mời họ 4 mâm cỗ. Những mâm cỗ này đều được tôi cẩn thận lựa chọn món ăn và thức uống chất lượng để thiết đãi anh em thân thiết, nên có mức giá không rẻ, không dưới 1.000 tệ/mâm (khoảng 3,5 triệu đồng).
"Bố, có phải họ tặng thiếu phong bì không? Bố từng nói đó là những người anh em thân thiết nhất đời của bố. Nhưng 25 người mà chỉ mừng 300 tệ thì quả thật không tôn trọng chúng ta", con gái tôi hỏi.
"Đúng vậy lão Trương. Gia đình chúng ta đã tiếp đón họ sang trọng, còn bao tiền đi xe để họ về đây. Nếu họ quả thật mừng cưới như vậy thì mối quan hệ này không cần giữ gìn nữa", vợ tôi tiếp cười.
Nghe xong tôi chỉ lắc đầu với vợ và con gái. Dù cảm thấy bị xúc phạm bởi hành động này, tôi vẫn bênh vực họ: "25 người anh em này làm sao có nhiều tiền mừng cưới nhà ta được. Lần này, số tiền bỏ ra trong đám cưới thì coi như tôi tặng họ vì năm xưa, họ đã giúp đỡ và nghe lệnh tôi".
Đến chiều ngày hôm đó, tôi nhận được một thùng quà. Khi tôi mở ra, bên trong có một bức ảnh và lá thư. Bức ảnh chụp tôi và 25 người đồng chí ngày trước. Trong bức ảnh, mọi người đều tươi cười rạng rỡ. Bức thư do các đồng chí cùng viết.
Họ cho biết dù sau bao nhiêu năm, tôi vẫn là chỉ huy trưởng được họ kính trọng nhất. Khi đọc đến những dòng gần cuối của bức thư, tôi xúc động đến mắt đỏ hoe. Họ viết: "Anh Trương, cảm ơn anh đã thiết đãi chúng em chân tình. Biết được con người của anh, chúng em đã luôn muốn báo đáp. Chúng em mới chuyển khoản thêm 60.000 tệ (khoảng 210 triệu đồng) vào tài khoản của anh, coi như quà tặng anh và các cháu.
Chúng em biết nếu đưa tiền trực tiếp thì anh chị chắc chắn không nhận, nên mới đành dùng cách này. Chúng em hiểu cuộc sống của anh chị mấy năm nay không dễ dàng. Anh nhận tiền này coi như lời cảm ơn của chúng em để anh chị có cuộc sống tốt hơn nhé".
Tôi cầm điện thoại lên thì quả thật đã có thông báo chuyển khoản cách đây không lâu. Bây giờ nhìn lại, tôi cảm thấy thật may mắn khi có được một tập thể đồng đội chân thành và tình bạn sâu sắc như vậy. Tôi ngẫm ra, đối mặt với những thăng trầm, khó khăn của cuộc sống, tình cảm thân thiết giữa người và người là tài sản quý giá của chúng ta. Trên đời có thứ không mua được bằng tiền, đó chính là tình cảm chân thành của những người bạn.