Mẹo hay giúp tài xế ngủ ngon, tránh bị ngạt khí trong ôtô

BP |

Nhiều tài xế thường chọn cho mình một giấc ngủ trưa trong xe sau khi làm việc hay nghỉ chân trên chuyến đi dài. Ít ai nghĩ rằng đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến cái chết thầm lặng.

Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều người chưa ý thức được điều này. Vì vậy hình ảnh tài xế gác chân vắt vẻo trên taplo ngủ say sưa không phải hiếm. Chưa kể, khá nhiều vụ để quên trẻ em dẫn đến cái chết khá tức tưởi. Vậy làm cách nào để vừa ngủ ngon nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho bản thân?

Đầu tiên, phải thực sự hiểu nguyên nhân của vấn đề này đến từ đâu. Nó tương tự như việc bạn ngủ ở trong một phòng kín bị bít chặt hết các cửa sổ. Lượng oxy ban đầu có thể giúp bạn duy trì quá trình hô hấp. Nhưng sau một thời gian, chúng sẽ cạn dần. Người nằm bên trong sẽ lịm dần, rồi từ từ đi đến cái chết.

Đối với những vùng có thời tiết nóng bức, nhiều tài xế còn chọn cách đóng hết các cửa sổ rồi bật điều hòa. Nhưng họ lại sử dụng chế độ lấy gió trong vì sợ bụi bẩn hay các chất khí thải độc hại bên ngoài xâm nhập vào xe.

Vô hình chung càng đẩy nhanh tiến độ tử vong của bản thân bởi vì nó chỉ sử dụng không khí bên trong xe để làm lạnh. Việc lấy không khí bên ngoài gần như không có.

Vì vậy, cách tốt nhất nếu tài xế phải ngủ trong xe đó là sử dụng điều hòa nhưng chọn chế độ lấy gió ngoài. Để đảm bảo lượng oxy luôn được cung cấp đầy đủ. Ngoài ra, cần chú ý tránh để hệ thống gió điều hòa thổi thẳng vào người. Những ai có thể trạng yếu rất dễ bị cảm lạnh hay sốc nhiệt.

Theo nhiều tài xế lâu năm kinh nghiệm thì tốt nhất nên mở hé cửa khi ngủ. Nhiều người e ngại sẽ không an toàn vì sợ bị trộm để ý hay các chất bẩn có thể thâm nhập xe. Tuy nhiên, chỉ cần hé cửa kính khoảng 1,5 – 2,5 cm để lưu thông không khí mà thôi. Vừa tránh được rủi ro bất ngờ khi động cơ tắt máy hay điều hòa hỏng.

Bên cạnh đó, hãy khôn ngoan bằng cách đặt đồng hồ báo thức ở các khoảng 15-30 phút/lần để kiểm soát tình huống. Không để bản thân quá chìm sâu vào giấc ngủ. Đồng thời giúp cơ thể vận động, cung cấp lượng oxy đầy đủ hơn.

Tài xế cũng nên chú ý không nên đậu xe để ngủ ở những chỗ có không gian chật hẹp như hầm để xe, ngõ ngách… bởi những chỗ này vốn dĩ đã thiếu oxy thì dù có mở cửa thì cũng khá nguy hiểm. Đặc biệt lưu ý, khi có trẻ em trên xe thì càng không nên để ngủ bên trong vì cơ thể của chúng rất yếu ớt.

Trên đây chỉ là những phương pháp bất đắc dĩ trong trường hợp bắt buộc phải ngủ trên xe. Tốt hơn hết tài xế nên cân nhắc lộ trình của mình. Tránh gặp phải những rủi ro không đáng có.

theo Dân Sinh

Đọc tin tức báo mới tuổi trẻ tại Soha. Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Trí Thức Trẻ
    Công ty Cổ phần VCCorp

    © Copyright 2010 - 2023 – Công ty Cổ phần VCCorp

    Tầng 17,19,20,21 Toà nhà Center Building - Hapulico Complex,
    Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
    Email: btv@soha.vn
    Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 2411/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 31 tháng 07 năm 2015.
    Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thế Tân
    Điện thoại: 024 7309 5555

    Liên hệ quảng cáo:
    Hotline: 0794.46.33.33 - 0961.98.43.88
    Email: giaitrixahoi@admicro.vn
    Hỗ trợ & CSKH:
    Tầng 20, tòa nhà Center Building, Hapulico Complex,
    số 1 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
    Tel: (84 24) 7307 7979
    Fax: (84 24) 7307 7980
    Chính sách bảo mật

    Chat với tư vấn viên