Đũa là vật dụng quen thuộc trong mọi bữa ăn của người Việt Nam . Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại đũa khác nhau đũa tre truyền thống, đũa nhựa đầy màu sắc, đến những đôi đũa inox sáng bóng. Việc lựa chọn đũa và bảo quản đũa sao cho đúng cách, để an toàn với sức khỏe bản thân và gia đình hắn rất nhiều chị em quan tâm.
Đũa tre
Đũa tre có thiết kế đơn giản, sử dụng an toàn, nấu ăn thuận tiện nên được sử dụng nhiều trong các gia đình, nhà hàng, quán cơm…
Ưu điểm của đũa tre
Thiết kế đơn giản, độ bền cao, giá rẻ.
Không sợ đũa nóng, biến dạng nên thích hợp dùng để nấu ăn.
Cầm chắc tay, không bị trơn khi sử dụng.
Đảm bảo an toàn cho sức khỏe cho người dùng.
Vệ sinh dễ dàng.
Nhược điểm của đũa tre
Đũa tre dễ bị ẩm mốc trong môi trường ẩm ướt.
Đũa gỗ
Các loại gỗ được dùng để làm đũa có thể kể tới như: Gỗ mun, gỗ dừa…
Ưu điểm:
Sang trọng, có tính thẩm mỹ cao.
Sử dụng được trong nước nóng, có thể dùng để chiên xào trực tiếp trong chảo dầu.
Không lo biến dạng sau thời gian dài sử dụng, có thể phơi nắng lâu không sợ bị giòn như đũa nhựa.
An toàn cho sức khoẻ.
Nhược điểm:
Dễ ẩm mốc nếu bảo quản không tốt.
Dễ gãy.
Đũa nhựa
Thiết kế đẹp mắt, đa dạng về kiểu dáng, màu sắc, tạo nhiều sự thích thú cho trẻ nhỏ và những tín đồ yêu màu sắc nên cũng được nhiều người chọn mua sử dụng thường xuyên.
Ưu điểm của đũa nhựa
Mẫu mã đẹp, màu sắc đa dạng. Giá thành rẻ.
Nhược điểm của đũa nhựa
Dễ bị gãy khi sử dụng lực mạnh, va đập.
Cầm đũa dễ trơn, hay bị tuột tay.
Không thể dùng trong nấu nướng bởi đũa dễ biến dạng khi gặp nhiệt độ cao.
Dễ bị ám mùi, trầy xước, dễ bám bẩn và khó làm sạch.
Nếu lớp màng bảo vệ bên ngoài đũa bị bong tróc, chất độc của nhựa dễ nhiễm vào thức ăn, gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, khi đũa bị bong tróc, gãy, nứt thì nên bỏ đi.
Đũa inox
Gây ấn tượng với nét sáng đẹp, tươi trẻ và độ bền cao, đũa inox được nhiều người "sành điệu" chọn mua cho tổ ấm, công ty, nhà hàng… của mình.
Ưu điểm của đũa inox
Vẻ ngoài sáng bóng, sang trọng.
Không phản ứng với thức ăn, an toàn cho sức khỏe khi sử dụng.
Có độ bền cao.
Vệ sinh dễ dàng.
Nhược điểm của đũa inox
Dùng đũa inox để nấu ăn dễ bị nóng tay do đũa dẫn nhiệt nhanh.
Giá thành cao hơn đũa nhựa và đũa tre.
Gắp thức ăn khó, dễ trơn, trượt.
Mỗi loại đũa trên, loại nào cũng có những ưu điểm, khuyết điểm riêng, bạn nên đánh giá kỹ càng từng loại đũa, cảm thấy loại nào phù hợp với nhu cầu, túi tiền và sở thích của mình nhất thì chọn mua nhé.
Việc vệ sinh đũa sạch sẽ là việc quan trọng để ngăn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng. Tuy nhiên hiện nay rất nhiều người đang rửa đũa sai cách, vô tình ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bản thân và gia đình.
Những sai lầm khi rửa đũa
Thói quen rửa đũa thường gặp nhất là cầm cả bó đũa và chà xát chúng với nhau vì cho rằng cách rửa đũa này vừa nhanh vừa tiện. Tuy nhiên cách làm không thể làm sạch hoàn những đôi đũa ở phía bên trong. Đồng thời khi rửa đũa xong nhiều người thường đặt vào ống đũa tạo môi trường ẩm ướt lý tưởng cho các loại vi khuẩn, nấm mốc… sản sinh và phát triển. Ngoài ra, điều này còn làm lây nhiễm chéo các vi sinh vật gây bệnh từ đũa của người này sang người khác.
Thậm chí nhiều người có thói quen để đũa ngâm lâu trong bồn sẽ khiến các hóa chất từ nước rửa bát xâm nhập vào, dù rửa cũng chưa chắc có thể loại bỏ. Khi dùng đũa gắp thức ăn, các hóa chất có thể đi vào cơ thể.
Cách rửa đũa và bảo quản đũa đúng cách
Dùng giẻ rửa bát cùng nước rửa bát làm sạch bề mặt của từng chiếc đũa, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
Sau khi rửa sạch đũa, nên lau khô và phơi nắng đũa, sau đó cất ở nơi thông thoáng, sạch sẽ, tránh môi trường ẩm thấp. Nên chọn giỏ đựng đũa có lỗ thoáng khí, thoát nước.
Đũa mới mua về cần phải khử trùng trước khi dùng bằng cách rửa sạch đũa bằng chất tẩy rửa hoặc ngâm đũa trong nước sôi (có thể thêm chút giấm) khoảng 30 phút.
Cứ sau mỗi tháng, nên cho đũa vào máy khử trùng hoặc ngâm đũa vào nước sôi trong khoảng 30 phút (không áp dụng với đũa nhựa hoặc đũa sơn).