Trong cuốn sách Về giáo dục gia đình, Suhomlinsky đã viết: “Khía cạnh đầu tiên có ảnh hưởng về mặt giáo dục đối với trẻ em và thanh thiếu niên đó chính là gia đình, đặc biệt là sự giáo dục của người mẹ”.
Ngay từ khi đứa trẻ được sinh ra, mẹ là người tiếp xúc gần gũi nhất với bé từ tinh thần đến thể chất. Trí nhớ, xúc giác và ký ức âm thanh ban đầu của trẻ đến từ mẹ.
Khi lớn lên, khi trẻ mắc phải sai lầm dù là lỗi nhỏ nhất đều là mẹ thường xuyên ở bên cạnh an ủi động viên. Khi bé đến trường gặp phải chuyện rắc rối, khiến bé cảm thấy bất an không vui, mẹ cũng sẽ là người kiên nhẫn ở bên cạnh trẻ lắng nghe, chia sẻ cảm xúc với trẻ, khiến con cảm thấy vui hơn, có niềm tin vào cuộc sống hơn.
Trong cuộc đời của mỗi người, mẹ là người dành nhiều thời gian nhất cho con cái, hi sinh tất cả cho con, cũng là người có ảnh hưởng đến con cái nhiều nhất. Một đứa trẻ sống có tình cảm ấm áp thường có xu hướng giống một người mẹ dịu dàng và yêu thương. Người mẹ có công sinh thành, cũng có công nuôi dạy đứa trẻ lớn lớn trưởng thành. Gia đình chính là trường học đầu tiên của trẻ, người mẹ là giáo viên đầu tiên. Giáo dục tốt hay không đều để lại dấu ấn khắc sâu trong lòng trẻ thơ.
Theo các nhà tâm lý học hàng đầu, để nuôi dạy những đứa trẻ triển vọng và xuất sắc, người mẹ phải làm tốt bốn điều sau trong giáo dục:
Đầu tiên, tạo cho trẻ bầu không khí dân chủ, tạo cho trẻ sự tôn trọng, giúp trẻ tự tin hơn trong cuộc sống
Nhà giáo dục nổi tiếng người Anh Herbert Spencer cho biết: “Khi một đứa trẻ được sống trong bầu không khí gia đình có sự thấu hiểu, tôn trọng và khuyến khích, niềm tin của chúng đối với cha mẹ sẽ được tăng lên rất nhiều. Khi đó khi càng trưởng thành trẻ sẽ càng có động lực có niềm tin vào cuộc sống.
Thực tế, sự tôn trọng làm cho trẻ cảm thấy có phẩm giá, trẻ nhận thức được về nhân phẩm sẽ có thể nhận ra tầm quan trọng của bản thân, vì vậy trẻ sẽ nuôi dưỡng trong mình sự tự tin, có tràn đầy niềm tin đối với mọi người và cuộc sống. Người mẹ nên tôn trọng trẻ nhiều hơn, đối xử với trẻ như một cá thể độc lập. Trong gia đình hãy tôn trọng trẻ, coi trẻ như một cá thể độc lập, luôn lắng nghe tham khảo ý kiến của trẻ khi chúng gặp khó khăn.
Trong cuộc sống thường ngày, các bà mẹ hãy luôn quan tâm đến những suy nghĩ và mong muốn của con. Mỗi khi con gặp khó khăn hãy thảo luận và trao đổi cùng với con nhiều hơn, cùng con giải quyết vấn đề. Khi ấy bạn có thể tâm sự nhẹ nhàng với con: “ Mẹ muốn nghe ý kiến của con về vấn đề này”. Khi một đứa trẻ được cùng mẹ thảo luận và được hỏi ý kiến từ mẹ, đứa trẻ sẽ cảm nhận rằng mình có giá trị, từ đó cảm thấy sự tôn trọng của mẹ dành cho mình.
Không chỉ vậy, nuôi dạy trẻ đồng nghĩa với việc phải tôn trọng sở thích cá nhân của con. Rất nhiều bà mẹ chỉ ủng hộ những sở thích của con mà có lợi cho việc học tập ở trường lớp, kiên quyết phản đối những sở thích cá nhân, những điều mà trẻ cảm thấy hứng nếu nó không tốt cho việc học tập.
Thực ra điều này là không cần thiết. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu một đứa trẻ đột nhiên quan tâm hứng thú đến điều gì đó, điều đó có nghĩa là khía cạnh này có thể là tiềm năng phát triển của trẻ. Bởi vì khi chúng thấy thích, cảm thấy hứng thú muốn tìm hiểu học hỏi, chúng sẽ tận tâm và nhiệt huyết để làm điều đó, như vậy khả năng đạt được thành công sẽ cao hơn rất nhiều.
Vì vậy, các bà mẹ khi nuôi dạy con cái hãy hoàn toàn tôn trọng và ủng hộ sở thích của con. Khi con hứng thú với một loại nhạc cụ hay môn thể thao nào đó, thì hãy ở bên con động viên chúng, định hướng cho con một hướng đi đúng đắn.
Thứ hai, để trẻ có nhiều không gian phát triển hơn, người mẹ nên dành sự bao dung cho con
Fromm, một nhà tâm lý học tin rằng: “Cha mẹ nên yêu cầu con cái khoan dung, nhẫn nại, không độc đoán, hung hăng, để trẻ ngày càng phát triển lòng tự tin vào sức lực và khả năng của bản thân, biến đứa trẻ trở thành chủ nhân của chính mình. Là một người mẹ, trong quá trình nuôi dạy con cái, tốt nhất không nên quá mạnh tay, đối với trẻ không nên có yêu cầu quá cao, hãy để trẻ có không gian rộng mở tự do phát triển. Các bà mẹ nên hiểu rằng trẻ em lớn và phát triển hoàn thiện nhất từ quá trình không ngừng thử và sai rất nhiều lần.
Chính vì thế, các bà mẹ không nên chỉ đánh giá những khuyết điểm của con mà hãy đồng thời nhìn nhận những ưu điểm của chúng. Chúng ta nên xem xét các khía cạnh khác nhau mà trẻ tiếp xúc trong quá trình trưởng thành với một thái độ khoan dung, chấp nhận mọi hành vi mọi sở thích của trẻ với sự bao dung độ lượng nhất. Đối với một người mẹ nuôi dạy một đứa trẻ ngoan và tự chủ, không phải bạn mong đợi điều gì ở con, mà là chấp nhận những gì mà đứa trẻ vốn có, sau đó từ từ định hướng phát triển cho con.
Người mẹ cần học cách buông tay để con tự lập hơn
Nhà giáo dục Carl Witt từng nói: “Quan tâm đến việc trau dồi khả năng tự lập mới là tình yêu chân chính dành cho trẻ”.
Trong cuộc sống có những bà mẹ luôn nghĩ mình đã lo hết mọi việc cho con, đối với con luôn lo lắng chăm sóc mọi thứ, không cho con tự quyết định cuộc sống của mình. Có những người mẹ thì lại cho rằng, con cái chỉ cần chú tâm học tốt là được, còn mọi thứ đã có mẹ sắp xếp ổn thỏa cả rồi. Tâm lý lo âu của người mẹ luôn khiến họ không muốn buông bỏ con và lo mọi việc cho con, khiến cho trẻ không có cơ hội thử sức và mất đi khả năng tự lập của mình.
Tuy nhiên trẻ chỉ có thể phát triển khả năng giải quyết vấn đề một cách độc lập và ý chí chống lại những trở ngại, khó khăn trong quá trình nỗ lực không ngừng. Như vậy mỗi khi gặp thất bại trẻ sẽ không cảm thấy hụt hẫng và mất đi sự tự tin vào bản thân mình. Vì vậy các mẹ nên thay đổi tâm lý làm mọi việc vì con, hãy cho con thỏa sức khám phá, cho con nhiều cơ hội để trải nghiệm, tự lập và cố gắng hơn. Dù trong học tập hay cuộc sống, mẹ nên để con dần thích nghi với thói quen tự lập, hãy để con tự giác làm những việc từ nhỏ bé nhất.
Khi mẹ rèn luyện cho con tính tự lập, nên tuân thủ theo ba nguyên tắc nhỏ sau đây: Nếu việc trẻ có thể tự làm được thì đừng bao giờ làm thay, nếu trẻ không làm được thì hãy dạy trẻ cách làm, nếu trẻ muốn cha mẹ giúp đỡ, thì trẻ nên cân nhắc xem có làm được điều đó hay không.
Người mẹ nên dùng chính thái độ của mình trước những khó khăn để dạy con trở nên mạnh mẽ
Nhà tư tưởng nổi tiếng Voltaire đã từng nói: “Thành quả của sự nghiệp vĩ đại không thể tách rời ý chí kiên cường, bất khuất của con người”. Sức mạnh là một phẩm chất quý giá, có sức mạnh bền bỉ, thường giúp con người ta tiến về phía trước và không ngại khó khăn. Con người không có chí tiến thủ thường có xu hướng bỏ dở giữa chừng trong công việc, như vậy khó có thể đạt được thành công.
Người mẹ có ảnh hưởng vô hình đối với đứa trẻ, trong cuộc sống hàng ngày, nhiệm vụ giáo dục quan trọng nhất của người mẹ đối với trẻ, chính là trở thành tấm gương tốt cho trẻ học hỏi và noi theo. Chính vì thế, quan niệm và hành vi người mẹ đóng vai trò định hướng trực tiếp cho sự phát triển lành mạnh về nhân cách của trẻ. Mẹ là người kiên cường, dũng cảm, cậu bé sẽ trở thành một người tích cực không ngại ngại gian khó.
Cuộc sống không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, trong cuộc sống ắt hẳn sẽ gặp muôn vàn những khó khăn, rắc rối. Người mẹ khi đối mặt với khó khăn, trở ngại, luôn giữ một thái độ lạc quan, dũng cảm, chính là cách tạo cho con một sự giáo dục tốt nhất. Nhờ đó, con học được cách đối mặt với khó khăn mà không sợ hãi, lo lắng, sẵn sàng đối mặt với chúng một cách tự tin bình tĩnh nhất.
Shakespeare từng nói như thế này: “Tình thương của người mẹ đối với con cái cao cả hơn tình yêu”. Nhiều người không biết cách dạy con tính chủ động và yêu quý cuộc sống. Trên thực tế, miễn là bản thân là một người mẹ tích cực, và dám nghĩ dám làm, con bạn sẽ phát triển một cách tự nhiên về mặt tính cách và thái độ sống.
Tất cả những hiểu biết của đứa trẻ về cuộc sống đều từ từ được nhận thức, học hỏi từ người mẹ. Chính vì vậy, nếu là một người mẹ, bạn phải thay đổi bản thân mình, không ngừng học hỏi, hoàn thiện bản thân tốt nhất. Dành sự quan tâm, cho con cái một môi trường giáo dục tốt để tự do phát triển, đó chính là tình yêu thương tốt nhất dành cho con.
Theo Aboluowang